Giáo án: Phân biệt phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bạn khác

Giáo án: Phân biệt phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bạn khác 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết phân biết phía trước, ph...

Giáo án: Phân biệt phía trước, phía sau,
phía trên, phía dưới của bạn khác

1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết phân biết phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân và của bạn khác
- Nhằm phát triển khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ  và ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tính nghiêm túc, chú ý trong giờ học.
2. Chuẩn bị:
- Búp bê, một số đồ dùng, đồ chơi được đặt ở các phía của búp bê: Ghế, gấu, bướm, mũ, dép… - Đồ dùng của trẻ: khẩu trang, mũ... Tranh cho trẻ tô màu trên - dưới..
- Đĩa nhạc, Đầu CVD,
3.Tiến hành tổ chức hoạt động.
*Ổn định gây hứng thú: Cô cho trẻ  hát bài: “ Đố bạn biết tên tôi” cùng trò chuyện về bản thân trẻ
* Hoạt động 1: Ôn xác định phía trên– dưới- trước- sau của bản thân
- Cô yêu cầu trẻ chơi trò chơi: “Làm theo cô nói” Cô nói phía nào trẻ phải chỉ tay hay đặt đồ dùng về phía đó
* Hoạt động 2: Dạy trẻ phân biệt phía trước - phía sau; Phía trên - phía dưới.
- Cô giói thiệu hôm nay sinh nhật bạn búp bê , cả lớp xem có ai đến dự:
+ Các cháu xem có những ai đến tham dự SN bạn búp bê nào?
+ Bạn Gấu đang ngồi ở phía nào của bạn búp bê? Còn lọ hoa thì ở phía nào của búp bê? Bạn búp bê đang ngồi trên cái gì các cháu? Cái ghế ở phía nào của búp bê?
- Các cháu nhìn xem có bạn nào mới đến chức mừng sinh nhật bạn búp bê nữa?
+ Bạn bướm đang ở phía nào của bạn búp bê? (Cô  mời cá nhân trẻ phát biểu).
- Cô mời từng nhóm trẻ lên chúc mừng sinh nhật bạn búp bê: Mời trẻ lần lượt đứng về các phía của búp bê theo yêu cầu của cô (phía trước, phía sau), cô hỏi trẻ:
+ Chúng ta có đứng được ở phía dưới và phía trên bạn búp bê không? Vì sao?
- Vậy bây giờ các cháu cho cô biết ai đang ngồi phía trước các cháu?
- Phía trên các cháu là gì?
- Còn phía sau? Thế phía dưới là gì?... (Cô chú ý hỏi cá nhân trẻ).
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố
- T/c 1: Chơi xếp theo yêu cầu.
+ Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng búp bê và đồ dùng cho trẻ xếp theo yêu cầu của cô. Cô quan sát, gợi hỏi trẻ trong quá trình thực hiện.
- T/c 2: Tổ nhanh nhất”.
+ Cho trẻ đặt đồ dùng ở các phía của búp bê theo yêu cầu của cô
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - lần.
* Kết thúc: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao: “Rềnh rềnh ràng ràng” , trẻ ra sân chơi


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-HĐCCĐ:      “ Dạo chơi vẽ tự do trên sân
-TCVĐ:                  Bắt bướm
-Chơi theo ý thích: với đồ chơi ngoài trời , sỏi , lá cây….
1. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết cầm phấn và vẽ theo ý tưởng của mình về cơ thể , các bộ phận trên khuôn mặt, được tắm nắng hít thở không khí trong lành.
2. Chuẩn bị:
- Sân bằng phẳng, rộng, sạch sẽ. phấn . Đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Vẽ tự do trên sân
- Cô cho trẻ tập trung thành vòng tròn đứng xung quanh cô.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về cơ thể của mình và các bộ phận mặt, mũi, tay ,chân. Đồ dùng của bé..
- Cô hỏi trẻ muốn vẽ không? Con thích vẽ gì? Cô gợi ý cho trẻ 1 số đề tài. Cô vừa hỏi vừa thực hiện cho trẻ xem 1 số đề tài.
- Trẻ thực hành: Cô bao quát hướng dẫn trẻ .
- Khi trẻ vẽ xong cô cho 2- 3 trẻ tự kể xem mình đã vẽ được cái gì?
*.TCVĐ:             Bắt bướm
- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi theo từng nhóm , cô bao quát giúp đỡ trẻ chơi
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. Cô chú ý bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Làm quen câu chuyện: “Đôi tai xấu xí
1. Mục đích:
- Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
2. Chuẩn bị: 
- Tranh chuyện
3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 
 Cô cho trẻ hát , vận dộng bài: “Ồ sao bé không lắc”, cùng trò chuyện về các bộ phận và trên cơ thể bé và chức năng của nó. Cô giới thiệu câu chuyện với trẻ.
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1. Lần 2 cô kể két hợp tranh và  cùng trò  chuyện nội dung với trẻ: + Cô vừa kể cho các con nghe cu chuyện gì? Trong câu chuyện cô kể có những ai? Đôi tai của thỏ như thế nào?.......................
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa . GD biết trân trọng yêu quý những gì mình có, không được tự ti….Cho trẻ đọc bài thơ: “ Tâm sự cái mũi” ra sân chơi
* Chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ về góc mình thích chơi. Quá trình chơi cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày:

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 3287227148683590766

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item