GIÁO ÁN THƠ: CÓ CHÚ GÀ CON

GIÁO ÁN THƠ: CÓ CHÚ GÀ CON 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức : - Trẻ đọc thuộc và hiểu đươc nội dung bài thơ. Nhớ tên và tác giả sáng ...

GIÁO ÁN THƠ: CÓ CHÚ GÀ CON
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc và hiểu đươc nội dung bài thơ. Nhớ tên và tác giả sáng tác bài thơ.
* Kỹ năng:
- Trẻ đọc đúng nhịp, ngắt nghỉ đúng chổ, đọc rõ lời.
- Trả lời câu hỏi của cô một cách mạch lạc.
* Thái độ:
- Trẻ chú ý đọc thơ. Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết nhớ về tổ ấm và nơi mình đã được sinh ra.
2. Chuẩn bị:
- Tập tranh thơ có bài thơ “Có chú Gà con”.
- Thước chỉ.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô cất cho cả lớp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”, gợi hỏi trẻ:
+ Cả lớp vùa hát bài gì? Bài hát nói về con gì? Gà trống có lợi ích gì?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài thơ “Có chú Gà con” và đàm thoại.
- Cô giới thiệu bài thơ, tên tác giả sáng tác.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ “Có chú Gà con” cho trẻ nghe 1 lần, gợi hỏi trẻ:
- Các cháu có biết cô vừa đọc bài thơ gì không?
- Do ai sáng tác? (nếu trẻ không biết cô giới thiệu cho trẻ biết).
- Cô đọc lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ giải thích từ khó (Lạo xạo, rơi rơi, phụng phịu). Trích dẫn, đàm thoại làm rõ ý nội dung bài thơ:
* Tọa đàm câu hỏi:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai? Chú Gà con chân thế nào?
- Chạy theo ai? Bỗng nhớ về gì?
- Vọi chạy về đâu? ở trong vỏ trứng thế nào?
- Vì thế chú muốn làm gì?
- Nhưng vì sao mà không chiu vào được?
- Thấy lạo xạo Gà mẹ hỏi gì?
- Thấy thế mặt Gà con thế nào? Và chú nói sao với mẹ?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc bài thơ.
- Cô mời cả lớp đọc diễn cảm bài thơ cùng cô 2 lần.
- Cô nhắc trẻ ngắt nghĩ đúng câu, thể hiện cảm xúc khi đọc thơ, điệu bộ minh hoạ bài thơ.
- Cô mời cả lớp đọc bài thơ dưới hình thức thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân…
- C ô ch ú ý động viên, sửa sai cho trẻ.
- Sau đó, cho trẻ đọc theo hình thức giọng đọc to, giọng đọc nhỏ.
- Cô hỏi trẻ ngoài bài thơ “Có chú Gà con” các cháu có biết những bài thơ nào nói về các con vật trong gia đìng không?
* Giáodục trẻ: Biết yêu quý các con vật, biết nhớ về tổ ấm và nơi mình đã được sinh ra.
*Kết thúc hoạt động:
- Cô cháu cùng vận động minh họa bài hát  “Thương con mèo”.                                          

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Giải câu đố về một số động vật sống trong gia đình.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.     - Chơi tự do: lá, phấn, bóng.
1. Yêu cầu:
- Trẻ giải được các câu đố mà cô đố trẻ, chơi trò chơi đúng cách, đúng luật…
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, sạch sẽ.
- Câu đố về các con vật. Phấn, lá, bóng cho trẻ chơi tự do.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Giải câu đố về một số con vật sống trong gia đình.
- Cô dặn dò trẻ tr­ước lúc ra sân, khi được ra sân cháu phải chơi như thế nào?
- Cô dẫn trẻ xuống sân ngồi xuống chiếu đã chuẩn bị sẵn và mời trẻ đọc bài thơ “Có chú Gà con”. Trò chuyện với trẻ về một số động vật sống trong gia đình mà trẻ biết.
- Sau đó, cô đọc lần lượt từng câu đố cho trẻ giải đáp.
- Nếu trẻ không biết cô gợi ý thêm cho trẻ, giải đáp được con vât nào cô và trẻ cùng trò chuyện về con vật đó.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi, cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, lá, phấn. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Cô nhắc trẻ không dẫm bẩn đồ chơi trong sân. Chơi xong trẻ biết về lớp rửa tay sạch sẽ,
* Hoạt động góc: Góc bác sỹ (chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.
                                    - Chơi theo ý thích ở các nhóm
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.
- Chơi đoàn kết với bạn…
2. Chuẩn bị: 
- Máy vi tính, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi. 
- Đồ chơi đầy đủ ở các góc chơi.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 
- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại học máy.
* Học Kidsmart:
- Cô cho nhóm trẻ lại máy để học cùng thầy Phong
* Chơi ở các góc theo ý thích.
- Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1 học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 xuống học.
- Cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với bạn.
- Quá trình trẻ chơi cô đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang làm gì? Cái gì đây?
+ Để làm gì?
- Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào góc.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).

…………………………………………………………………………………………………..

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 5952724097748488174

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item