GDÂN: Dạy hát: “Em yêu cây xanh”
GDÂN: Dạy hát: “Em yêu cây xanh” - Nghe hát: “Cây trúc xinh”. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/gdan-day-hat-em-yeu-cay-xanh.html
GDÂN: Dạy hát: “Em yêu cây
xanh”
- Nghe hát: “Cây trúc xinh”.
- TCÂN: “Tiếng hát to,
tiếng hát nhỏ”.
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, tên tác
giả, hát thuộc lời bài hát.
- Kỹ năng: + Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc bài
hát. Biết đung đưa người… theo nhịp bài hát.
+ Trẻ tích cực tham gia hưởng ứng
khi nghe cô hát, chơi trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Thái độ: + Trẻ chú ý học tập cùng cô.
+ Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp
đỡ bạn bè, ngoan ngoãn trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Em
yêu cây xanh” và bài “Cây trúc xinh”
- Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, phách
tre, trống lắc.
- Mô hình vườn cây, 1 số cây bằng
xốp.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động1: Gây hứng thú.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi “Gieo hạt”, hỏi trẻ:
+ Gieo hạt để làm gì? Muốn cây
nhanh lớn mọi người phải làm gì?
+ Cây có ích lợi gì? Các cháu có
yêu cây xanh không?...
* Hoạt động 2: Dạy hát: “Em yêu
cây xanh”.
- Cô hát lần 1 với đàn, gợi hỏi
trẻ:
+ Cô vừa hát bài gì? Bài hát nói
về gì? Do ai sáng tác?
- Cô dạo đàn và bắt nhịp cho trẻ
hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Cô mời từng tổ hát dưới hình
thức sủ dụng các dụng cụ âm nhạc gõ theo nhịp bài hát.
- Cô chú ý động viên, sửa sai cho
trẻ.
- Mời từng nhóm, cá nhân trẻ lên
giới thiệu và biểu diễn.
- Cô mở đàn cho trẻ đứng dậy hát
và nhún chân theo nhịp bài hát.
* Hoạt động 3: Nghe hát “Cây trúc
xinh”.
- Cô hỏi trẻ: Các cháu đã thấy
cây trúc bao giờ chưa? Cây trúc là một loại cây rất đẹp, đó là loài cây thường
được trồng làm cảnh, làm hàng rào đấy các cháu a! Cô cũng rất yêu cây trúc và
hôm nay cô sẽ hát tặng các cháu bài hát “Cây trúc xinh” các cháu chú ý lắng
nghe nhé!
- Cô hát lần 1, gợi hỏi trẻ: Cô
vừa hát cho lớp mình nghe bài hát gì? Bài hát thuộc dân ca vùng nào? Bài hát
nói về cây gì? Cây trúc như thế nào? Cây trúc được trồng làm gì? Các cháu có
yêu cây trúc không? Các cháu phải chăm sóc cây như thế nào để cây nhanh lớn?
- Lần 2: kết hợp biểu diễn minh
hoạ và mời trẻ cùng đứng dậy tham gia hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 4 : Trò chơi âm nhạc
“Tiếng hát to, tiếng hát nhỏ”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và
cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô động viên, khích lệ tất cả
trẻ cùng chơi.
* Kết thúc hoạt động:
- Mời cả lớp đứng dậy hát và nhún
chân theo nhịp bài hát “Em yêu cây xanh”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động:
-
Quan sát cây Chuối cảnh.
- TCVĐ: Nhảy
cao bắt bướm. - Chơi tự do: Chơi với
đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết một số đặc điểm nổi bật của cây cau, biết ích lợi của cây và biết cách
chăm sóc bảo vệ cây.
2.
Chuẩn bị: -
Trang phục gọn gàng, chỗ đứng quan sát bằng phẳng.
-
Cây Chuối cảnh thật của trường.
-
Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt an toàn, thước chỉ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Quan sát cây Chuối cảnh.
-
Cô kiểm tra sức
khỏe của trẻ, dặn dò trẻ ra sân không chạy nhảy. Cô và trẻ hát bài “Em yêu cây
xanh” ra đứng xung quanh cây Chuối cảnh.
-
Hỏi trẻ: + Các con có biết cây gì đây không?
+
Các con thấy cây chuối như thế nào? Thân của nó ra sao?
+
Cái gì đây? Lá như thế nào? Có màu gì?
+
Hoa của nó thế nào?
+
Người ta trồng cây để làm gì?
-
Dặn dò trẻ ra sân không bứt hoa, bẻ cành, biết chăm sóc, bảo vệ cây.
*
TCVĐ: Nhảy cao bắt bướm.
- Cô nêu
cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô chú ý bao
quát trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc:
Góc học tập ( Chính)
KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các
góc.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu
cầu.
- Giúp trẻ học cách
quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
- Chơi ngoan, tích
cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau,
chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Chơi theo ý
thích ở các góc.
-
Cô cho trẻ về nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi.
Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an
toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở
các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công
việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…)
cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự
hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình,
về bạn.
-
Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ
chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
……………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment