Giáo án KPKH: Trò chuyện về nước và một số tính chất của nước
Giáo án KPKH: Trò chuyện về nước và một số tính chất của nước I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Nêu được một số tính ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tro-chuyen-ve-nuoc-va-mot-so-tinh-chat-cua-nuoc.html?m=0
Giáo án KPKH: Trò chuyện về nước và một số tính
chất của nước
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
-
Nêu được một số tính chất của nước và ứng
dụng của các tính chất đó vào trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
-
Quan sát và làm thí nghiệm để tìm ra,
phân biệt một số tính chất của nước.
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Cung cấp vốn từ cho
trẻ.
- Rèn luyện phát âm
đúng.
3. Giáo dục:
-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các
nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ
-
Bình nước, khay đựng nước.
-
Muối, đường, cát,...
-
Ly nhựa, thìa nhựa, bọc nilon, bông y tế.
-
Tranh ảnh phục vụ cho bài học.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ chơi tập tầm vông
- Đưa bức tranh trong tay cô (mưa) cho
trẻ quan sát.
- Trò chuyện về nội dung bức tranh, về
chủ đề.
* Hoạt động 2: Trò
chuyện đàm thoại về nước và một số tính chất của nước
+ Nhận biết màu, mùi, vị của nước:
-
Cô cho trẻ quan sát bình nước.
-
Nước là chất lỏng hay chất rắn?
-
Khi quan sát nước em thấy nước như thế nào?
-
Nước có mùi gì?
- Cô cho trẻ ngửi thử.
- Hỏi: nước có vị gì?
- Cô cho trẻ uống nước
- Hỏi trẻ: Vậy tính chất
đầu tiên của nước là gì? (nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi,
không vị)
+ Nhận biết hình dạng của nước.
- Cô rót nước vào chai - Nước có hình
gì?
- Cô đổ nước ra ly - Nước có hình gì?
- Cô đổ nước ra bọc nilon - Nước có hình
gì?
- Cô đổ một ít nước ra khay - Nước có
hình gì?
=> Kết luận: Nước không có hình dạng
nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó, Khi ở trong chai, nước có hình
chai, trong ly có hình ly, trong bọc có hình bọc…
+ Tìm hiểu tính thấm hoặc không thấm
qua một số vật.
- Cô đưa 1 ít bông y tế ra
- Đổ một ít nước vào bông cho trẻ quan
sát. Hỏi trẻ:
- Nước có thấm vào bông không?
- Ngoài bông ra còn có cái gì thấm nước nữa
không? (vải,
chiếu, giấy báo..)
- Nước không thấm qua vật nào? (-
Nilon, nhựa, thủy tinh, sắt…)
- Vậy nước có thêm tính chất gì nữa?
=> Nước thấm qua một số chất, và một
số chất thì không thấm nước.
+ Tìm hiểu sự hòa tan hoặc không
hòa tan một số chất.
- Cô rót nước ra ly, đổ các chất (Đường,
muối, cát, sỏi....) vào nước, dùng thìa khuấy đều, hỏi trẻ:
- Nước có hòa tan chất cô vừa cho vào
không?
- Vậy, chất nào tan trong nước, chất nào
không tan trong nước?
- Cho trẻ rút ra tính chất của nước?
- Cho trẻ phát biểu lại khái niệm và
tính chất của nước
*
Hoạt động 3: Vẽ “mưa”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1
tờ giấy A4 và bút chì.
- Hướng dẫn trẻ vẽ mưa
rơi.
- Cô bao quát, gợi ý
cho trẻ vẽ mưa
* Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên
dương trẻ
- Trẻ vui hát bài “Cho
tôi đi làm mưa với” và ra sân chơi.
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nước đá biến đi đâu
- TCVĐ: “Trời mưa”
- Dặn dò trẻ trước khi
ra sân
a.
HĐCCĐ:
I. Mục đích yêu cầu
-
Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên "Quá trình đá tan
thành nước"
-
Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh, trẻ được vui chơi thoải mái, an toàn với trẻ.
II. Chuẩn bị:
-
Địa điểm quan sát.
-
Một cục nước đá, một cốc nước ấm
III. Tổ chức hoạt động
1. Quan sát và đàm thoại.
-
Cô có gì đây " Cục đá"
-
Ai có nhận xét gì về cục đá ?
-
Cô cho trẻ sờ vào cục đá.
-
Cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình.
-
Cô bỏ cục đá vào trong cốc nước nóng, cho trẻ quan sát hiện tượng cục đá nhỏ dần
rồi biến mất, sau đó cô cho trẻ sờ tay vào thành cốc và cho nhận xét về cốc nước
lạnh hay nóng, Vì sao ?
-
Nước đá biến đi đâu ? (Nước đá tan thành nước)
b. TCVĐ:
“Trời mưa”
- Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
c.
CTD:
- Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ