Giáo án KPKH: Trò chuyện về biển đảo yêu thương
Giáo án KPKH: Trò chuyện về biển đảo yêu thương I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi và vẻ đẹp đặc trưng của biển ở ba miền Việt Na...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-kpkh-tro-chuyen-ve-bien-ao-yeu-thuong.html
Giáo án KPKH: Trò chuyện về biển đảo yêu thương
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên
gọi và vẻ đẹp đặc trưng của biển ở ba miền Việt Nam (Vũng Tàu cát vàng, Nha
Trang cát trắng, có những hàng dừa, Hạ Long có nhiều hòn nằm giữa vịnh).
Biết biển là bãi
tắm cho nhiều du khách và là nơi tham quan du lịch.
- Trẻ so sánh
đặc điểm đặc trưng của 3 vùng biển, sắp xếp đúng các vị trí của biển trên bản
đồ Việt Nam, sắp xếp các số theo thứ tự từ 1 đến 8. Rèn khả năng chú ý và nghi
nhớ có chủ định.
- Trẻ hào hứng
tham gia vào các hoạt động. Qua đó giáo dục trẻ yêu quí và giữ gìn vẻ đẹp của
biển.
II.
CHUẨN BỊ
- Đoạn video
clip các bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang
- Các slide
trình chiếu cảnh đẹp Vịnh Hạ Long.
- Một số hình
ảnh biển Vũng Tàu, Nha Trang và Vịnh Hạ Long.
- Hộp quà, ba
con ốc biển .
- Tiếng sóng vỗ.
- Hình vẽ bản đồ
Việt Nam.
- Ba tranh Vũng
Tàu, Hạ Long, Nha Trang được cắt rời.
- 12 chiếc lá
sen
III.
TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1 : Âm thanh của biển.
- Cô và trẻ cùng
chơi “ Oẳn tù tì ”
- Cô đưa ra cái
túi. Đố trẻ trong túi có gì ?
- Cô mời 2 bé
cho tay vào túi sờ thử và đoán.
- Tại sao con
biết đó là con ốc ? Ở đâu cô có con ốc này ?
- Con hãy áp vỏ
ốc vào tai nghe thử xem có âm thanh gì ?
- Cho trẻ nhắm
mắt lại và thử tưởng tượng xem mình đang ở đâu ?
- Hỏi trẻ mình
đang ở đâu ?
- Cô đếm 1,2,3
trẻ mở mắt ra và đoán. Cùng lúc cho trẻ nghe âm thanh sóng biển.
* Hoạt động 2: Cảnh đẹp của biển.
-
Cho trẻ xem video clip các cảnh biển ở Việt Nam: Vũng Tàu, Nha Trang, Hạ Long ( Vừa xem vừa
trò chuyện cùng trẻ )
+
Các con có được đi chơi biển chưa ? Đi biển ở đâu ? Con thấy biển thế nào ? (
Trẻ trả lời tự do)
+
Trên bãi biển có những gì ? Lúc ra biển con thường chơi những trò chơi gì ? ra
biển phải chú ý điều gì? (mặc áo phao, luôn có người lớn ở bên)
+
Sau chuyến đi chơi biển con nhớ nhất đều gì ? ( Trẻ trả lời tự do )
+ Có ai bị uống nước biển chưa ? Thế nước biển
có vị gì ? Vì sao con biết nước biển có
vị mặn ?
+ Các con thử
nhớ lại xem nước biển ở Vũng Tàu có màu gì ? Thế còn biển ở Nha Trang?
* Hoạt động 3: Trò chơi
+ Trò chơi 1: Cùng nhau vượt biển
- Cách chơi:
Chia lớp làm 3 đội, cô phát cho mỗi đội 4 chiếc lá, các đội vượt biển chỉ được
đi trên 4 chiếc lá. Khi đến nơi các bé phải ráp những mảnh tranh rời vào ô có
cùng số với tranh rời thành bức tranh lớn các bé đoán xem tranh vẽ gì ?. Đội
nào đoán đúng tranh, chơi đúng luật là thắng cuộc.
- Trẻ tham gia
chơi.
- Trẻ so sánh
điểm giống và khác nhau giữa :
+ Vịnh Hạ Long
và Biển Nha Trang
+ Biển Nha Trang
và Biển Vũng Tàu
+ Trò chơi 2 “Về đúng vùng biển”
- Cách chơi :
Khi nghe nhạc các bé đi xung quanh lớp chọn cho mình 1 tấm hình về biến. Khi cô
yêu cầu “ Về đúng vùng biển ” các bé chạy nhanh về bức tranh lớn có cùng vùng
biến với tranh của bé.
- Trẻ tham gia
chơi, sau đó trẻ đổi tranh cho nhau. Cô đổi vị trí tranh lớn, trẻ tiếp tục
chơi.
* Hoạt động 4 : Biển đẹp Việt Nam
- Cô giới thiệu
bản đồ Việt Nam:
+ Các con thấy
bản đồ Việt Nam của mình như thế nào ?
+ Cô giới thiệu
cho trẻ biết vị trí ba miền Bắc, Trung, Nam với 3 màu sắc khác nhau trên bản
đồ, và vùng đảo của Việt Nam
- Yêu cầu trẻ
gắn các hình vào đúng vị trí của từng miền.
Ví dụ : - Vịnh
Hạ Long gắn ở vùng biển miền Bắc
- Biển Nha Trang gắn ở vùng biển
miền Trung
- Biển Vũng Tàu gắn ở vùng biển
miền Nam.
- Kết hợp nghe
hát bài “ Việt Nam quê hương tôi ”.
- Trẻ chơi xếp
hàng giống như bản đồ Việt Nam.
* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương
trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1, Thực hành kỷ năng đan tết.
a.
Mục đích: Trẻ có kĩ năng đan tết và rèn sự kheo léo của đôi bàn tay.
b.
Chuẩn bị: Len đủ màu sắc, que đan
c.
Tiến hành:
- Cô giới thiệu nguyên vật liệu,
dụng cụ
- Cô hướng dẫn trẻ đan, vừa làm vừa
hướng dẫn
- Trẻ về thực hành theo nhóm
- Nhận xét và tuyên dương trẻ
* Giáo dục trẻ:
2, Chơi tự chọn
- Rèn kỷ năng vệ sinh cá nhân cho
trẻ.
- Chơi với đồ chơi sẵn có trong lớp
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................