Giáo án LQVT: Nhận biết phân biệt các loại khối
Giáo án LQVT: Nhận biết phân biệt các loại khối I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/12/giao-an-lqvt-nhan-biet-phan-biet-cac-loai-khoi.html
Giáo án LQVT: Nhận biết phân biệt các loại khối
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết,
phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết 1 số đồ
vật có dạng khối cầu ,khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Có kỹ năng so
sánh sự giống và khác nhau giữa các khối, phân biệt các khối cầu, khối trụ,
khối vuông, khối chữ nhật.
- Phát triển khả
năng ghi nhớ, luyện tai nghe, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ theo thuật ngữ
toán học, rèn trẻ nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc.
-
Trẻ biết tham gia học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ
*
Đồ dùng của cô:
-
Máy tính , giáo án điện tử.
-
Các loại khối, trò chơi, câu vè, dân ca tự biên
*
Đồ dùng của trẻ:
-
Khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ..
-
Các hình vuông.
-
Một số đồ dùng đồ chơi có dạng các khối trên kệ góc chơi.
III. CÁCH TIẾN
HÀNH
* HĐ 1: Gây hứng thú
+ Ổn định: Hát
“Nắng sớm”
- Trò chuyện về
nội dung bài hát hướng tới chủ đề:
-
Cô tổ chức cho trẻ quan sát mô hình các hiện tượng tự nhiên mà cô đã xếp, lắp
ghép được từ các hình khối (Mặt trời, bể nước, ….)
-
Mời 1 bạn nhận xét về mô hình HTTN (Mặt trời được ghéo từ khối gì và khối gì?
Bể nước có dạng hình khối gì?
* Hoạt
động 2: Nhận biết phân biệt các loại khối
1. Nhận biết khối vuông:
- Các con nhìn xem cô
có khối gì nào? ( Khối vuông)
- Vì sao con biết đây
là khối vuông?
-
Cô cháu ta cùng tìm hiểu khối vuông có đặc điểm gì?
- Cô cho trẻ nhận biết khối vuông. Trẻ đọc
đồng thanh “ Khối vuông”
- C/c con thử chọn khối vuông và đưa lên
cô xem?
- Thế con thấy khối vuông như thế nào
c/c?(Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ...)
- Cô cháu ta cùng kiểm tra ý kiến của các
bạn có đúng không?
- Cho trẻ quan sát trên màn hình và đếm
các mặt của khối vuông
- Như vậy
khối vuông có bao nhiêu mặt? Các mặt của khối vuông như thế nào?( Khối vuông có
6 mặt, các mặt khối vuông đều là hình vuông và bằng nhau)
- Cô cho trẻ đo các mặt của khối vuông.
- C/c hãy lăn khối vuông đi nào?
- Vì sao khối
vuông không lăn được? ( Vì khối vuông có
cạnh, có góc nên nó không lăn được mà chỉ có thể lật và trượt)
- Các thử chồng khối vuông lên nhau, con
phát hiện ra điều gì?
- Khối vuông có thể chồng lên nhau vì mặt
của khối vuông là mặt phẳng.
- Cô tóm ý:
Khối vuông có 6 mặt, các mặt của nó đều là hình vuông chúng bằng nhau, vì các
mặt của nó phẳng nên chúng có thể chồng lên nhau. Khối vuông có thể lật và
trượt
2. Nhận biết khối chữ nhật:
- Cô hướng
cho trẻ tự tìm ra một khối cũng gần giống khối vuông nhưng các mặt của nó không
bằng nhau ( Trẻ tìm)
- C/c biết đó là khối gì không?
- Cô giới thiệu khối chữ nhật.
- Khối chữ nhật có đặc điểm gì?
- Cô cung cấp cho trẻ biết khối chữ nhật
qua màn hình.
- Cô cho trẻ
đếm và nhận biết các mặt của khối chữ nhật (có 6 mặt), Các mặt của khối chữ
nhật là hình chữ nhật.
- Các mặt của
khối chữ nhật bằng nhau theo từng cặp đối diện (có 3 cặp đối diện) cô vừa nói
sử dụng hình chữ nhật theo kích thước từng mặt để đo.
- Khi lăn
khối chữ nhật con phát hiện ra điều gì? Vì sao vậy? (Vì khối chữ nhật có cạnh,
có góc nên nó không lăn được mà chỉ có thể lật và trượt )
- Cô cho trẻ
trải nghiệm chồng các khối chữ nhật lên nhau. Vì sao khối chữ nhật chồng lên
nhau được? (Vì khối chữ nhật có mặt phẳng nên chúng có thể chồng lên nhau được)
+ So sánh khối vuông và khối chữ nhật:
*
Giống nhau:
-
Đều có 6 mặt, có thể lật và trượt. Có thể chồng lên nhau.
* Khác nhau:
-
6 mặt của khối vuông đều là hình vuông bằng nhau.
-
6 mặt của khối chữ nhật là hình chữ nhật và bằng nhau theo từng cặp đối diện.
-
Cho trẻ liên hệ thực tế: Như vậy ở lớp ta có những đồ dùng đồ chơi gì ở dạng
khối vuông và khối chữ nhật? ( Trẻ kể…)
3.
Nhận biết khối cầu:
-
Cô cũng có quả bóng, trong toán học quả bóng ở dạng khối cầu.
-
Cô giới thiệu khối cầu. Trẻ đồng thanh “ Khối cầu”
-
Thế các con thấy hình dạng khối cầu như thế nào? ( Khối cầu không có cạnh,
không có góc, có mặt tròn bao quanh nên nó lăn được)
- Con hãy kể những đồ dùng đồ chơi có dạng khối cầu? (Quả
bóng, quả địa cầu, viên bi,…)
4.
Nhận biết khối trụ:
-
Đố các con còn khối gì lăn được? ( Trẻ trả lời…)
-
Cô giới thiệu: Khối trụ.
-
C/c xem hình dạng của khối trụ như thế nào? ( trẻ kể…)
- Cô tóm ý: Khối trụ gồm mặt trên và mặt dưới là hình
tròn, mặt bao quanh của khối trụ là đường cong tròn khi để nằm khối trụ lăn được
- C/c thử chồng khối trụ lên nhau có được không? Vì sao
khối trụ chồng lên nhau được? ( vì mặt trên và mặt dưới của khối trụ là hình
tròn có mặt phẳng nên có chồng lên nhau được)
+
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ:
* Giống nhau:
-
Đều lăn được và có mặt tròn bao quanh.
* Khác nhau:
-
Yêu cầu trẻ xếp chồng từng loại khối lên nhau
-
Khối trụ có mặt trên và mặt dưới là mặt phẳng, tròn.
-
Khối trụ chồng lên khối trụ được, khối cầu chồng lên khối cầu không được.
- Khối cầu chồng lên khối trụ được, khối trụ chồng lên
khối cầu không được vì mặt tiếp của khối cầu đều tròn.
-
Hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe những đồ dùng đồ chơi có dạng khối trụ? (Lon
sữa, lon bia, lon nước yến,…)
- Cô cho trẻ nhận biết các khối đã
học
* Hoạt động 3: Luyện tập
-
Cô đọc vè về các khối:
+
Khối vuông:
Nghe
vẻ nghe ve- Nghe vè cô đố
Bé
có 6 hình vuông vuông bằng nhau
Nhanh
tay lên nào Bé chọn khối gì?
+ Khối chữ nhật:
Thế
còn khối gì?
Cũng là sáu mặt
Đối diện bằng nhau
Theo cặp theo cặp
+
Khối trụ:
Các
con giỏi quá!
Tìm
khối lăn lăn
Nằm
ngang lăn được
Đứng
thì trượt thôi
+ Khối cầu:
Cũng giống khối trụ
Nhưng lăn được khắp nơi
Là bé biết rồi.
Thân em tròn tròn
Lăn đâu cũng được
-
Bây giờ c/c hãy lắng nghe cô nói tên khối con trả lời đặc điểm của khối.
Cô nói: Khối vuông -
Trẻ: Sáu mặt đều là hình vuông.
Cô nói: Khối chữ nhật -
Trẻ : có 6 mặt bằng nhau theo từng cặp đối diện.
Cô nói: Khối
trụ -
Trẻ: có mặt trên và mặt đáy là hình tròn,
có đường cong bao quanh.
Cô nói: Khối cầu - Trẻ: Tròn và lăn được.
*
Trò chơi 1: Chuyển hàng về kho.
- Cô phổ biến cách chơi:
-
Cô có rất nhiều khối, nhiệm vụ của các đội vận chuyển các khối về kho.
+ Luật chơi:
Hai bạn vận chuyển một khối dưới hình thức đặt khối vào giữa bụng của 2 bạn,
khi di chuyển tay không được chạm vào khối đưa khối về kho thì 2 bạn tiếp theo
sẽ lên tiếp tục trò chơi, cứ như vậy đến hết thời gian qui định, đội nào vận
chuyển được nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Kết thúc : Cô nhận xét, tuyên dương và cho trẻ
ra sân chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Vẽ tự do trên sân
a, HĐCCĐ:
- Trẻ ra sân hít thở không khí
trong lành
- Chuẩn bị: phấn vẽ, địa điểm,
bóng, chong chóng, câu cá....
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về một
số hiện tượng TN (mây, mưa, …)
- Cô hỏi trẻ cách vẽ như thế nào?
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ
- Trẻ thực hiện, cô bao quát hướng
dẫn trẻ vẽ.
* Giáo dục trẻ:
b, TCVĐ: Mưa rơi
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi,
luật chơi.
- Chơi 2-3 lần
3, Chơi tự do
- Chơi với đồ chơi ngoài trời,
bóng, chong chóng, xếp hình....
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho
trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Làm quen thơ “Nắng bốn mùa”
- Trẻ nhớ
tên và hiểu nội dung bài thơ
- Cô
giới thiệu cho trẻ nghe tên bài thơ, tác giả
- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần
- Hỏi trẻ về nội dung bài thơ:
+ Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng
tác?
+ Nội dung bài thơ nói về điều gì?
+ Nắng của 4 mùa như thế nào? Có
giống nhau không?
- Trẻ đọc cùng cô 2 lần.
* Giáo dục trẻ:
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................