Thể dục: Bật xa 50 cm
Thể dục: Bật xa 50 cm I) Mục đích . *- Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân, phối hợp với lăng tay để lấy đà, chạm đất nhẹ nhàng bằng đầu bà...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/the-duc-bat-xa-50-cm.html
Thể dục: Bật xa 50 cm
I) Mục đích.
*- Trẻ
biết nhún bật bằng 2 chân, phối hợp với lăng tay để lấy đà, chạm đất nhẹ nhàng
bằng đầu bàn chân. Khi bật qua vạch không dẫm chân vào vạch.
- Trẻ biết được bác bảo vệ là người trông
coi, bảo vệ an toàn tài sản của nhà trường.
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, các nhân
vật và nội dung truyện.
*- Phát
triển khả năng phối hợp vận động của tay và chân. Rèn kỹ năng bật xa cho trẻ.
- Rèn khả năng quan sát, chú ý, phát triển kỹ
năng giao tiếp cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi
nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo
dục trẻ có ý thức tổ chức, kỷ luật, tích cực, tự giác trong tập luyện.
- Giáo dục trẻ biết yêu mến trường lớp; yêu
quý,kính trọng các cô, các bác trong trường, yêu quý, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
II) Chuẩn bị.
- Sân tập bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an
toàn cho trẻ
- Kẻ đường song song cách nhau 50 cm.
- 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
- Vòng, bóng, phấn, giấy.
- Tranh truyện, đồ chơi các góc.
III) Tiến hành.
Hoạt
động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ
sung
|
1. Thể dục: Bật xa 50 cm
* Kiểm
tra sức khỏe của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không?
a)
Khởi
động.
-
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi rồi ra hàng theo tổ.
b)
Trọng động.
*BTPTC: Cô cho trẻ tập các động tác
theo nhịp đếm (2 lần x 8 nhịp)
- Tay:
Hai tay ra trước, lên cao.
- Bụng: Cúi gập người, tay chạm ngón chân.
- Chân: Ngồi khuỵu gối, tay đưa phía trước.
- Bật: Tiến phía trước.
*VĐCB: Bật xa 50 cm
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng
ngang đối diện cách nhau 3,5 - 4m, trước mỗi hàng có đường kẻ song song rộng
50cm.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
2 lần, lần 2 cô phân tích động tác: Cô đứng trước vạch chuẩn nhún chân phối hợp
với lăng tay để lấy đà để bật qua vạch và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
- Cô gọi 2 trẻ nhanh nhẹn lên
làm thử.
- Cho trẻ tập theo nhóm (4
trẻ): cô bao quát, động viên, khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời.
*Trò chơi “Cáo và thỏ”
-
Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.
-
Cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
-
Nhận xét trẻ chơi.
c)
Hồi
tĩnh.
-
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
2)Hoạt
động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: “Trò
chuyện về công việc của bác bảo vệ”
- Cô cùng trẻ hát bài “Trường chúng cháu đây là trường
mầm non”
- Các con đang học ở trường nào?
- Để cho ngôi trường thân yêu của chúng mình luôn
sạch đẹp, an toàn là nhờ có ai vậy các con?
- Công việc hằng ngày của bác bảo vệ là gì?
- Các con thấy bác bảo vệ là người như thế nào?
- Các con có yêu quý bác bảo vệ không? Vì sao?
- Để thể hiện lòng kính yêu đối với bác chúng mình
phải làm gì?
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng bác bảo vệ.
b) Hoạt động 2: “Chạy
tiếp cờ”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
+ Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau. Trẻ xếp
thành hàng dọc. Hai trẻ ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ trẻ đứng 2 m. Khi
cô hô: “Hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về
chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2
phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ
như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế
hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
- Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát.
- cho trẻ chơi trò chơi; Cô quan sát, động viên trẻ
chơi tích cực.
- Nhận xét trẻ chơi.
3) Hoạt
động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò
chơi: Kéo co
b) Hoạt
động 2: Làm quen truyện ''Thỏ trắng biết lỗi''.
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Trời nắng trời mưa” và trò chuyện với trẻ:
+ Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì?
+
Trong bài hát nói đến con gì?
- Cô dẫn dắt giới thiệu truyện.
- Kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Lần
1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe .
+ Lần
2: Cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi
trẻ: Tên truyện? Các nhân vật trong truyện?
- Cô
giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương, biết ơn bạn bè, người thân xung quanh
mình.
c)
Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối
ngày..
|
- Trẻ trả lời
- Trẻ khởi động.
-
Trẻ tập các động tác.
-
Trẻ chú ý.
-
Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
-
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Nhờ có bác bảo vệ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ lắng nghe cô giới thiệu luật chơi và hướng dẫn cách chơi trò chơi.
-
Trẻ quan sát.
- Trẻ
chơi trò chơi.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
chơi trò chơi
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
nghe cô kể truyện và quan sát tranh.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ
lắng nghe.
-
Trẻ chơi tự chọn
|
Đánh
giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment