Chủ đề nhánh: Các cô các bác trong trường mầm non
Kế hoạch tuần IV Chủ đề nhánh: Các cô các bác trong trường mầm non I. Mục đích yêu cầu. 1- Kiến thức: - Rèn luyện và phát triể...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nhanh-cac-co-cac-bac-trong-truong-mam-non.html
Kế
hoạch tuần IV
Chủ
đề nhánh: Các cô các bác trong trường mầm non
I. Mục đích yêu cầu.
1- Kiến thức:
- Rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ.
- Trẻ tập các động tác thể dục nhÞp nhµng theo lời ca. Hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ hiểu biết về tên, chức vụ, công việc, nơi làm việc của các cô các
bác trong trường.
- TrÎ có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ.
- Biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1
cách nhẹ nhàng.
- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không quăng ném đồ chơi, biết cất đồ
dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
- Biết tự nhận xét mình và bạn theo tiêu chuẩn cô đưa ra hàng ngày.
- Trẻ nhận
xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần.
2- Kỹ
năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp cho
trẻ.
- Rèn kỹ năng tập các động
tác thể dục theo lời ca.
- Rèn kỹ năng chơi trong các
góc.
- Rèn thói quen cất và giữ
gìn đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
3- Thái
độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý
trường, lớp của mình,
yêu quý kính trọng các cô, các bác trong trường.
- Biết quan tâm và giúp đỡ
bạn bè, biết nhường nhịn, đoàn kết và giúp đỡ lẫn
nhau trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn
đồ dùng đồ chơi.
II- Chuẩn bị.
+ Đồ dùng của cô:
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề trường mầm non.
- Xắc xô
+ Đồ dùng của trẻ: Cờ.
* Đồ dùng đồ chơi các góc:
- Góc XD: "Trường mầm non của bé": Khối xây
dựng, thảm cỏ, hoa, gạch, mô hình đu quay cầu trượt, vỏ sò, mô hình trường mầm
non, cây xanh...
- Góc NT : ( Tạo hình và âm nhạc): các nguyên liệu
cho trẻ sáng tạo như cành cây, lá cây, len vụn, hạt na, sáp màu, giấy gam, giấy
màu, hồ dán, dụng cụ âm nhạc, mũ múa...
- Góc phân vai: Bộ đồ nầu ăn, lô tô thực phẩm của 4
nhóm chất dinh dưỡng, tranh những vật dụng không an toàn khi vào bếp; bộ khám
bệnh bác sĩ...
- Góc học tập: Thẻ chữ cái, chữ số, tranh ảnh về
trường lớp, công việc của các cô, các bác trong trường mầm non.
- Sõn bói, trang phục của cụ
và trẻ gọn gàng.
- Cờ, phiếu bộ ngoan, 1 số bài
hát về trường mầm non.
III. Tæ chức thực hiện.
Tên hoạt động
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ
6
|
|||
Đón trẻ
|
-
Vệ sinh m«i trêng,
thông thoáng lớp.
-
Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. Trao đổi với
phụ huynh về tình hình học tập, ăn
uống, sức khoẻ của trẻ trong tuần qua nhất là những trẻ bị suy dinh dưỡng,
chậm phát triển ngôn ngữ...
-
Cho trẻ chơi tự do ở các góc, cô bao quát trẻ chơi.
|
|||||||
Trò chuyện
|
- Cô cùng trẻ
trò chuyện về:
+ Tên, chức vụ,
nơi làm việc cña
các cô, bác trong trường?
+ Công việc hàng
ngày của các cô, bác trong trường mầm non?
+ Tình cảm của các
cô, bác với các bé?
+ Tình cảm của bé
với các cô, bác trong trường?
+ Trò chuyện với
trẻ về những điểm nổi bât trong ngày.
|
|||||||
Thể
dục sáng
|
*
Khởi động:
Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi các kiểu đi, cho trẻ về 3 hàng dọc, dàn hàng -
tập
*
Trọng động:
Cho trẻ tập các động tác ghép với lời ca bài hát: “Ngày vui của bé” cùng cô.
-
Hai tay đưa trước gập trước ngực, khuỷu tay ngang vai,
chân trái bước lên một bước nhỏ trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải kiễng
gót.
-
Bụng: “Chào....tới trường”
Cúi gập người, tay chạm ngón chân.
-
Chân: “Kìa ...múa hát”.
Khuỵu gối, 2 tay đưa ngang về
trước.
-
Bật: “Ngày vui....bé ngoan”
Tại chỗ
*
Hồi tĩnh: Đi
nhẹ nhàng.
|
|||||||
Hoạt
động học
|
ThÓ dôc:
- Bật xa 50 cm.
|
KPXH: Các cô, các bác trong trường mầm non.
|
Toỏn:
- Ôn số
lượng trong phạm vi 5; nhận biết chữ số 5.
|
Văn
học: Truyện: Thỏ trắng biết lỗi
|
GDÂN:
- Sinh hoạt
văn nghệ theo chủ đề
|
|||
Hoạt động ngoài
trời
|
- Trò chuyện về công việc của bác bảo vệ.
T/c: Chạy tiếp cờ.
|
- Xếp đồ
chơi bằng que và hột hạt.
T/c: Lộn cầu vồng.
|
- Trò
chuyện với cô hiệu trưởng.
- T/c: Mèo đuổi
chuột.
|
- Vì sao nước không chảy
T/c: Kéo cưa lừa
xẻ.
|
- Vẽ về
các cô, các bác trên sân trường.
T/c: Dung dăng dung dẻ.
|
|||
Hoạt động góc
|
* Trß chuyÖn:
-
Cho trẻ hát bài: “Lớp chúng mình”
- Các con đang khám phá ở chủ đề gì?
- Với chủ đề: “Các cô các bác trong trường mầm non” các
con sẽ chơi những trò chơi gì?
- Con thích chơi ở góc chơi
nào? Vào góc chơi
đó con sẽ chơi như thế nào?
-
Góc phân vai con sẽ chơi những trò chơi gì? Chơi như thế nào? cần đồ chơi gì?
-
Chơi lớp học và cô giáo con định làm gì? Bạn nào sẽ đóng vai cô giáo hôm nay?
-
Làm các bác nấu ăn khi chế biến thực phẩm phải giữ vệ sinh như thế nào? Nếu
các con xuống bếp tham quan các bác cấp dưỡng hãy nhớ nhắc các cháu những
điều không an toàn khi vào bếp nhé.
-
Nếu là bác sỹ khám bệnh cho các cháu con sẽ có thái độ như thế nào?
-
Ai sẽ chơi ở góc nghệ thuật? Ở góc chơi này các con định làm gì?
-
Ai thích chơi ở góc xây dựng trường mầm non của bé? Xây dựng trường mầm non
các con sẽ xây như thế nào? Cần có những đồ chơi gì để chơi?
-
Góc häc tËp có rất
nhiều sách truyện về trường mầm non ai thích đọc sách hãy vào góc đó để đọc.
-
Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì?
-
Các con hãy quan sát xem đồ chơi ở các góc được sắp xếp như thế nào?
Với
buồi chơi hôm nay cô muốn các con cùng thi đua xem góc chơi nào giữ gìn đồ chơi
và cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp nhất nhé!
Nhắc
trẻ lấy ký hiệu và gắn vào góc chơi của mình. Cho trẻ về các góc lấy đồ chơi
và chơi.
* Trẻ thực hiện:
- Cô đến
các góc chơi giúp trẻ phân vai và chọn đồ chơi, quan sát, khuyến khích trẻ chơi
tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi...
-
Góc phân vai: Chơi lớp học của bé, nấu ăn, bác sỹ.
-
Góc thư viện: Xem tranh, đọc sách về trường mầm non, những hành vi nên và không
nên trong giao tiếp với bạn...
-
Góc xây dựng: Xây trường mầm non.
- Góc
nghệ thuật: Dùng hột hạt xếp trường mầm non, hát múa, kể chuyện, đọc
thơ về chủ đề.
Trong
quá trình chơi, cô đến tõng
góc chơi giúp trẻ thực hiện vai chơi, gợi ý liên kết góc chơi.
* Kết thúc: Trẻ hát bài: Hết giờ chơi và
cất đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
|
|||||||
Hoạt động chiều
|
- T/c: Kéo co.
- Làm quen truyện:
“Thỏ trắng biết lỗi”
|
- T/c: Chi chi chành
chành
- Tạo hình: Vẽ về trường mầm non của
bé.
|
- T/c: Tìm người
láng riềng
- Ôn các bài thơ trong chủ đề.
|
- Tc: Lộn cầu vồng
- LQCC: Tập tô
chữ
o, ô, ơ.
|
- T/c: Thả đỉa ba ba
- Lao động vệ sinh.
- Nêu gương cuối
tuần
|
|||
Hoạt động nêu gương
|
* Nêu gương cuối
ngày:
-
Cô cùng trẻ hát bµi:
“Hoa bé ngoan”
- Bài
hát nói về hoa gì?
- Khi
nào thì được nhận cờ bé ngoan?
- Hỏi
trẻ: Sáng hôm nay cô đã giao cho các con nhiệm vụ gì? Vậy ai đã làm tốt
những công việc cô đã giao?
- Cô
nhận xét đối chiếu với những việc cô đã giao buổi sáng cho trẻ.
- Cô
cùng trẻ kể về những việc làm tốt trong lớp.
-
Cô khen ngợi, tuyên dương chung cả lớp.
-
Tặng cờ cho trẻ
-
Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng.
* Nêu gương cuối
tuần:
-
Cho trẻ nhắc lại việc làm tốt của trẻ
trong ngày, cô thưởng cờ cho trẻ.
-
Hỏi trẻ: “Hôm nay là thứ mấy?
- Cô
cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt, chưa tốt của bản thân trẻ và của bạn
trong tuần.
- Cô
nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt , tiêu biểu mà trẻ thực hiện được
trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những
hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau.
- Cô mời bạn tổ trưởng (hoặc đại
diện trong tổ) lên kiểm tra số cờ của các bạn trong tổ mình.
- Cô đọc tên những bạn đủ tiêu
chuẩn nhận phiếu bé ngoan.
-
Cụ phỏt bộ ngoan cho trẻ.
- Cô động viên những trẻ chưa
được phiếu bé ngoan cố gắng hơn ở tuần sau.
-
Liên hoan văn nghệ (2, 3 bài)
-
Nhắc nhở giao nhiệm vụ cho tuần sau.
|
Post a Comment