KPXH: Các cô, các bác trong trường mầm non
KPXH: Các cô, các bác trong trường mầm non I. Mục đích *- Khắc sâu cho trẻ một số hiểu biết về trường lớp, biết và nhớ tên một số c...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/kpxh-cac-co-cac-bac-trong-truong-mam-non.html
KPXH: Các cô, các bác trong trường mầm non
I. Mục đích
*-
Khắc sâu cho trẻ một số hiểu biết về trường lớp, biết và nhớ tên một số cô giáo
trong trường, biết công việc của một số thành viên trong trường.
- Giúp trẻ phát triển vận động tinh của đôi
bàn tay và củng cố lại những đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng đồ chơi trong
lớp của trẻ qua hoạt động xếp đồ chơi bằng que, hột hạt.
- Biết phối hợp các đường nét để vẽ trường mầm non thân yêu của trẻ 1 cách
sáng tạo, biết bố cục. tranh và tô màu hợp lý.
*-
Rèn khả năng quan sát, tư duy, ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng sáng tạo, rèn kỹ năng
sắp xếp các vật theo 1 trật tự nhất định.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, kỹ năng bố cục và tô
màu cho trẻ.
*-
Giáo dục trẻ yêu trường lớp, cô giáo, bạn bè.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết
giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình
làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về công việc của từng người trong trường. Xắc xô cho trẻ.
- Một
số mẫu cô xếp đồ chơi bằng que và hột hạt. Que, hột hạt, vỏ hến, lắp chai…,vòng,
phấn, bóng cho trẻ.
- Tranh mẫu vẽ trường mầm non của cô. Vở tạo hình, giấy A4, sáp màu cho trẻ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Ghi chú
|
1. KPXH: Các cô, các bác trong trường mầm non.
a.
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát "Trường chúng cháu
đây là trường mầm non’’ và trò chuyện cùng trẻ:
- Các con vừa hát bài
gì?
- Bài hát nói về
trường gì?
- Ai biết gì về
trường mầm non của mình?
b.
Hoạt động 2: Các cô các bác trong trường mầm non
- Cô cho trẻ quan sát một số
tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non và trò chuyện
cùng trẻ.
* Chia trẻ làm 2 nhóm nam và nữ và cho trẻ chơi trò chơi: “Ai đúng
hơn”
Cách chơi: Các nhóm hãy cùng nhau thảo luận và trả lời các câu hỏi sau
đây? Đội nào lắc xắc xô trước sẽ dành quyền trả lời. Trả lời đúng sẽ được
tặng 1 đồ chơi.
- Cô nào là cô hiệu trưởng trường mình?
- Trường mình ai là bác bảo vệ?
- Các cô nào dạy lớp 5 tuổi?
- Công việc hằng ngày của bác bảo vệ là gì?
- Cô nào là cô y tá ở trường mình?
- Ai là hiệu phó của trường?...
(kết thúc trò chơi cô thông báo
kết quả của 2 đội chơi)
* Cho trẻ chơi trò chơi “đúng -
sai”:
- Cô chia cả lớp thành 3 đội
chơi, mỗi đội cử 1 bạn làm đội trưởng. Khi cô đưa ra các câu hỏi về các cô,
các bác trong trường, các đội thảo luận nhanh và bạn đội trưởng sẽ lắc xắc xô
giành quyền trả lời. Đội nào lắc nhanh nhất sẽ được trả lời câu hỏi của cô,
đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn là đội thắng cuộc. Mỗi câu trả lời đúng
được thưởng 1 bông hoa. Hết giờ chơi cô và trẻ cùng đếm đội nào có nhiều hoa
nhất thì chiến thắng.
- Cô Tuấn Anh dạy lớp 3+4 tuổi,
đúng hay sai?
- Cô Oanh dạy lớp 5 tuổi A,
đúng hay sai?
- Cô Vuốt là hiệu phó trường
mình, đúng hay sai?
- Công việc của cô y tá là nấu
ăn, đúg hay sai?...
c. Hoạt động 3: Bé làm gì để tỏ lòng biết ơn các cô các bác trong
trường
- Các con thấy công việc của các cô, các bác trong trường thế nào?
- Để tỏ
lòng biết ơn các cô các bác trong trường các con phải làm gì?
- Cô
giáo dục trẻ: Chăm ngoan, học giỏi, biết chào hỏi lễ phép các, cô các bác
trong trường, bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
d. Hoạt động
4: Củng cố
- TC1: Hãy kể tên cô giáo
+ Mỗi
nhóm hãy lắc xắc xô và dành quyền trả lời. Khi trả lời sẽ nói tên 1 cô giáo
trong trường, nhóm sau không được nhắc tên cô đó nữa; trong thời gian một bản
nhạc nhóm nào kể được nhiều tên cô giáo là thắng cuộc.
+ Cho trẻ chơi, bao quát trẻ.
- TC2: Cùng múa hát về trường mầm non.
+ Mỗi nhóm thi đua tìm các bài thơ, bài hát về trường mầm non, về cô
giáo.
+ Cho trẻ thể hiện.
2. Hoạt động ngoài trời
a)
Hoạt động 1: Trò
chơi “Lộn ccầu vồng”
b) Hoạt động 2: Xếp đồ chơi bằng que và hột hạt.
- Cô
cùng trẻ hát bài: “Lớp chúng mình”
- Hỏi
trẻ:
+ Các
con vừa hát bài hát nói về gì?
+ Lớp
mình có những góc chơi nào?
+ Trong
các góc chơi đó có những đồ chơi gì?
- Cho
trẻ xem một số mẫu cô xếp đồ chơi bằng que và hột hạt và nêu nhận xét.
- Cho trẻ dùng que và hột hạt
xếp đồ chơi theo ý thích của trẻ (Cô bao quát và giúp đỡ trẻ hoàn thành ý
tưởng)
- Cô giáo dục trẻ: Biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi.
- Nhận xét sản phẩm của trẻ.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Chi
chi chành chành.
b) Hoạt động 2: Tạo hình: Vẽ trường mầm non của bé
*Hoạt động
1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô dùng rối tay với kịch bản ''Em yêu trường mầm non''
và hỏi trẻ :
+ Cu tí thể hiện tình yêu trường lớp bằng cách vẽ
trường mẫu giáo, các con có muốn thể hiện giống như Cu Tí không?
- Để thể hiện tình cảm đó, hôm nay chúng mình sẽ vẽ trường
mầm non của chúng mình nhé!
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu.
- Cô treo tranh mẫu cho trẻ quan sát và nêu nhận xét
của mình về bức tranh (đường nét, bố cục, cách tô màu).
*Hoạt động 3: Bé thực hành vẽ
- Cô hỏi
và cho trẻ nêu ý định vẽ của mình:
+ Con định vẽ trường mầm non như thế nào?
+ Muốn vẽ được ngôi trường như
ý định của con thì con phải vẽ như
thế nào, tô màu ra sao?
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Trẻ vẽ, cô bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp
thời.
- Gợi mở và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của
trẻ .
* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau
tìm ra sản phẩm đẹp và nêu lý do.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
c) Hoạt động 3: Chơi tự
chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ
chơi trò chơi: “Ai đúng hơn”
- Trẻ
chơi trò chơi: “đúng - sai”
-
Trẻ nhận xét.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát múa về trường mầm
non.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ láng nghe.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nêu nhận
xét.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
-
Nhận xét cùng cô.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ nêu ý định của trẻ.
- Trẻ ngồi, cầm bút đúng quy cách.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ tự treo tranh và nêu
nhận xét
- Trẻ lắng nghe
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment