LQVT: “So sánh số lượng trong phạm vi 4 – Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4”
LQVT: “So sánh số lượng trong phạm vi 4 – Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết n...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/lqvt-so-sanh-so-luong-trong-pham-vi-4-tao-su-bang-nhau-trong-pham-vi-4.html?m=0
LQVT: “So
sánh số lượng trong phạm vi 4 – Tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4”
I.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết nhóm đối tượng và chữ số trong phạm vi 4, biết thêm, bớt
so sánh tạo sự bằng nhau, nói được kết quả sau khi đã biến đổi
nhóm số lượng và đặt thẻ số.
2. Kỹ năng:
-
Trẻ có kỹ năng thêm bớt, biến đổi nhóm số lượng 4
-
Kỹ năng đếm, tính nhẩm và biết chơi các trò chơi với các bài toán, chữ số.
3. Giáo dục:
-
Trẻ hứng thú trong các hoạt động học tập, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi
của cô, đoàn kết với bạn bè.
II.
CHUẨN BỊ:
-
Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đồ chơi có 4 áo, 4 quần, các thẻ số 1, 2, 3, 4
-
Tranh các ô cửa bí ẩn để chơi trò chơi, bút màu, vòng thể dục.
-
Tích hợp: Biết một số nghề dịch vụ; Bật liên tục qua các vòng.
III.
TIẾN HÀNH:
* HĐ1: Trò
chuyện
Xin chào các bạn nhỏ đến với chương trình “Quả chuông nhỏ” VTV truyền hình Hà
Tĩnh.
-
Đến với chương trình “Quả chuông nhỏ”
hôm nay các bạn nhỏ sẽ lần lượt trải qua 3 phần thi.
+
Phần thi thứ 1: “Thử tài của bé”
+
Phần thi thứ 2: “Ai thông minh hơn”
+
Phần thi 3: “Cùng chung sức”
-
Xin mời các bạn cùng đến với phần thi thứ nhất: “Thử tài của bé”
+
Các con biết gì về bức tranh này? (Mở tranh thợ may)
+
Thợ may thuộc vào nhóm nghề nào trong xã hội? (Nghề dịch vụ)
=>
Nghề may là một trong các nghề dịch vụ rất quan trọng, chuyên về may mặc phục
vụ cho đời sống con người.
=>
Các đã con đã hoàn thành xuất sắc phần
thi này – xin chúc mừng
+
Chúng ta cùng đến với phần thi thứ 2 “Ai
thông minh hơn”
* HĐ2: Ôn luyện
Ø Xin mời các bạn
nhỏ cùng ghé thăm 1 gian hàng, đây là những sản phẩm của nghề nào?
-
Các bạn nhỏ xem có những gì?(Quần, áo, mũ)
+
Các bạn đếm xem có bao nhiêu chiếc áo? (3 áo)
+
Vậy để biểu thị cho số lượng 3 cái áo phải dùng thẻ số mấy? (Số 3) => Bạn nào sẽ đặt thẻ? Cho trẻ đặt
số
+
Đếm xem có bao nhiêu chiếc mũ? (4 mũ)
+
Để biểu thị số lượng 4 mũ phải dùng thẻ số mấy?
Cho trẻ đặt thẻ số
+
Có bao nhiêu cái váy? (2 cái). Cho trẻ tìm đặt thẻ số
- Các con rất
thông minh, và bây giờ các con lắng nghe thật tinh xem có bao nhiêu tiếng vỗ
tay thì bật lên bấy nhiêu lần, vừa bật vừa đếm.(2 tiếng); Nghe 4 tiếng bật lên
4 lần.
* HĐ3: So sánh,
thêm bớt tạo nhóm số lượng trong phạm vi 4.
-
Trong phần thi “Ai thông minh hơn”
Mỗi bạn còn được tặng một rổ đồ chơi, mời các bạn về lấy rổ đồ chơi nào.
-
Các bạn xem trong rổ có những gì?
+
Yêu cầu của phần thi này là các bạn hãy làm người thợ may thật chăm chỉ.
+
Các bạn lấy hết số áo và xếp ra bảng, khi xếp chúng mình sẽ xếp lần lượt từ đâu
sang đâu?
+
Các bạn thấy có bao nhiêu cái áo? (4)
+
Các bạn hãy lấy 3 chiếc quần xếp bên dưới áo, mỗi áo một quần.
+
Các hãy cho biết số lượng áo và quần như thế nào? – gọi trẻ trả lời
+
Vì sao chúng mình biết là không bằng nhau? Số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn là
mấy? (Áo nhiều hơn 1) Số lượng nào ít hơn? Ít hơn là mấy?(Quần ít hơn 1)
=>
Đếm số lượng 2 nhóm
+
Vậy để số lượng hai nhóm áo và quần bằng nhau chúng ta phải làm thế
nào?=> Gọi 2 trẻ trả lời
C1:
Bớt đi 1 áo
C2:
Thêm vào 1 quần
+
Những thợ may làm việc rất chăm chỉ nên chúng mình sẽ chọn cách 2, thêm vào 1
quần.=> Cho trẻ thêm và nói kết quả 3 thêm 1 bằng 4.
+
Lúc này 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Bằng mấy?
+
Các bạn sẽ đặt thẻ số mấy cho 2 nhóm? – số 4
Ø Trong dãy số tự
nhiên từ 1, 2, 3, 4 số 3 và số 4 số nào lớn hơn? Số nào nhỏ hơn?
->
Trong dãy số tự nhiên số 3 nhỏ hơn số 4 và đứng liền trước số 4. Cho trẻ quan
sát dãy số.
Ø Những người thợ
đã bán được 2 quần rồi – Cất 2 quần.
->
4 bớt 2 còn mấy? –4 bớt 2 còn 2 => Có để thẻ số 4 nữa không?
+
Các bạn thay thẻ số mấy?
+
Lại may được 2 quần rồi – thêm vào 2 quần –> thẻ số 4-> 2 thêm 2 bằng 4
+
Bán được 1 quần – bớt 1 -> thẻ số 3 -> 4 bớt 1 còn 3
+
May được 1 quần – thêm vào 1 - > thẻ số 4 -> 3 thêm 1 bằng 4
+
Bán được 3 quần – bớt 3 - thẻ số 1 – 4 bớt 3 còn 1.
=>Còn
một quần lại bán nốt rồi -> Có để thẻ số 1 nữa không? => Cất.
=>Áo
cũng bán được hết rồi, các bạn vừa cất vừa đếm nào(Từ phải qua trái)
=>
Có để thẻ số 4 nữa không? – cất hết
Ø Liên hệ xung
quanh
-
Các bạn hãy tìm xung quanh lớp xem có số đồ chơi, đồ dùng nào có số lượng là 4 không?
-
Nếu chỉ dùng 3 con vật thôi thì phải làm thế nào? – cho trẻ bớt đi 1, đặt thẻ
số
-
Những nhóm đồ chơi nào có số lượng ít hơn 4 ?
-
Để có 4 chiếc ô tô phải làm thế nào? – Cho trẻ thêm, đặt thẻ số.
Chúc mừng các bạn đã hoàn thành rất xs phần
thi, tất cả các bạn đều rất thông minh.
* HĐ4: Luyện tập
-
Chương trình “Quả chuông nhỏ” tặng cho các bạn một trò chơi “ Nghe tinh đếm
giỏi”
-
Nghe xem có mấy tiếng vỗ tay, vỗ thêm cho đủ 4. Cô vỗ 2
-
Cô giơ mấy ngón tay ? – 4 ngón
->
Cô dùng 3 ngón để viết bài, còn mấy ngón chưa dùng ?
->
Cho trẻ nói kết quả.
* Phần thi cuối cùng của chương trình hôm nay là
“Cùng chung sức”
+
Các bạn chia làm 3 đội chơi: Đội sô 1, số 2, số 3
+
Chương trình đã tặng cho 3 đội các ô cửa bí ẩn, các bạn sẽ lần lượt bật liên
tục qua 2 vòng TD lên mở hẳn ô cửa ra và làm các bài toán thêm hoặc bớt đi để
có số lượng đúng với yêu cầu. Khi bản nhạc dừng lại thì phần thi kết thúc, đội
nào làm nhiều bài toán đúng đội đó dành chiến thắng. => Cho trẻ chơi.
+
Kiểm tra kết quả, ghi kết quả.
+
Tuyên bố đội thắng cuộc.
* Kết thúc.
-
Nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
Hát cho trẻ nghe“Đi cấy”
TCVĐ:
“ Tạo dáng”
CTD: “Cầu thang
leo, bập bênh”
a. HĐCCĐ:
- Cô cùng trẻ ngồi thành vòng tròn
- Cô giới thiệu tên bài hát “ Đi
cấy”.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 -3 lần, Hỏi trẻ:
- Tên bài hát là gì?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
* Giáo dục trẻ: Biết ơn trân trọng công việc của các bác nông dân đã vất
vả làm nên từng hạt thóc.
b. TCVĐ: “ Tạo dáng”
- Cô nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
c. Chơi tự do: “ Cầu thang leo, bập bênh”
- Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen với bài thơ “Đi bừa”
- Cô giới thiệu
tên bài thơ, tác giả
-
Đọc cho trẻ nghe
-
Cô đọc và cho trẻ đọc theo cô ( Nhiều lần), Hỏi trẻ:
-
Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
* Chơi kết hợp ở
các góc:
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh
giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................