Dạy hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”
Dạy hát: “Lớn lên cháu lái máy cày” Nghe hát: “Đi cấy” TC: “Ai nhanh nhất” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên bài h...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-hat-lon-len-chau-lai-may-cay.html?m=0
Dạy hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”
Nghe hát: “Đi
cấy”
TC: “Ai nhanh nhất”
I. KẾT QUẢ MONG
ĐỢI
1.Kiến thức:
-Trẻ
biết tên bài hát, thuộc lời bài hát.
-Trẻ
hiểu nội dung và thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát.
2. Kỹ năng:
-Trẻ
biết vận động theo nhịp và hát đúng giai điệu bài hát.
-Trẻ
hát rõ lời bài hát.
3. Giáo dục:
-Trẻ hứng thú tích cực hoạt động
-Giáo
dục trẻ chăm ngoan học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
II.
CHUẨN BỊ
-
Nhạc bài hát “ Lớn lên cháu lái máy cày” nhạc và lời: Kim Hữu, “Đi cấy”
III. TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Ổn đinh, gây hứng thú
- Cô đọc câu đố:
Nghề gì khuyên
bảo chúng ta
Điều hay lẽ phải
cho ta nên người
(Nghề giáo viên)
-
Ngoài nghề giáo viên ra con còn biết nghề gì nữa?
-
Cô mời các con cùng xem một số hình ảnh về một số nghề trong xã hội nhé.
-
Mai sau lớn lên con sẽ làm nghề gì?
-
Để thực hiện được ước mơ đó ngay từ bây giờ chúng mình phải làm gì?
* Giáo dục:
Các con ạ! nghề nào cũng là nghề tốt.chúng mình mai sau lớn lên ai cũng sẽ có
một nghề mà mình yêu thích.Để thực hiện được ước mơ đó thì ngay từ bây giờ
chúng mình phải chăm ngoan học giỏi…để trở thành người có ích cho xã hội.
* Hoạt động 2:
Dạy hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”
-Cô
biết một bài hát rất hay nói về ước mơ của một bạn nhỏ lớn lên sẽ làm một nghề
có ích cho quê hương chúng mình .
Cô
giới thiệu: bài hát “Lớn lên cháu lái máy
cày” do nhạc sí Kim Hữu sáng tác.Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô hát
trước nhé.
Cô
hát mẫu lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ
-
Cô vừa hát bài gì?
-
Do nhạc sĩ nào sáng tác?
-
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
Cô
hát lần 2
-
Bài hát nói về điều gì?
-
Mai sau lớn lên bạn nhỏ trong bài hát sẽ làm nghề gì?
-
Tại sao bạn lại chọn nghề đó?
Vì
yêu mến quê hương nên bạn nhỏ đã mơ ước được lái máy cày để giúp các bác nông
dân cày ruộng nhanh hơn và cho những vụ mùa bội thu đấy.
-
Chúng mình thấy bài hát như thế nào?
-
Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài “ Lớn
lên cháu lái máy cày” nào.
-
Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.
+
Thi đua tổ, nhóm:
-
Mời 3 tổ hát
-
Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát nối tổ, hát tam ca,song ca, đơn ca
Chú
ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát.
Cả
lớp hát lại một lần.
* Hoạt động 3:
Nghe hát: “ Đi cấy” Dân
ca Thanh Hóa
-
Vừa rồi các con đã hát rất giỏi. Bây giờ cô sẽ hát tặng cho các con một bài hát
các con có thích không?
-
Bài hát “ Đi cấy” của Dân ca “Thanh hoá”
- Cô hát lần 1 ( Ngồi hát)
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sang tác?
- Bài hát có giai điệu tha thiết, trữ tình...
- Các con có yêu quý mẹ của mình không? Yêu quý mẹ các con phải làm
gì?
- Cô hát lần 2: Có làm động tác minh hoạ - Trẻ
hưởng ứng cùng cô
* Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh nhất ”
- Cô giới thiệu tên
trò chơi .Hướng dẫn cách chơi .
- Luật chơi:Trẻ có
phản ứng nhanh khi nghe nhạc dừng nhảy thật nhanh vào vòng. Bạn nào chậm thì
chạy quanh một vòng.
- Cô tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần.
*
Kết thúc: Cô và trẻ hát lại bài “Lớn lên
cháu lái máy cày”
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đọc
chuyện cho trẻ nghe “Người làm vườn và các con trai”
-
Dặn dò trẻ trước khi ra sân
a. HĐCCĐ:
-
Cho trẻ ngồi thành vòng tròn
-
Đọc cho trẻ nghe chuyện “Người làm vườn và các con trai”
(2 -3 lần)
-
Hỏi trẻ cô vừa đọc chuyện gì?
-
Câu chuyện nhắc nhở chúng ta điều gì?
b. TCVĐ:
“ Kéo co”
-
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi
-
Tổ chức cho trẻ chơi 2,3 lần.
c. CTD:
-
Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Tô
màu cánh đồng lúa
- Trẻ thực hiện,
cô quan sát, gợi ý, nhắc nhỡ trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Nhận xét,
tuyên dương trẻ
* Chơi
kết hợp ở các góc
- Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
- Luyện cho trẻ 1 số kỷ năng múa hát
- Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn
gàng, vệ sinh sạch sẽ.
Đánh giá cuối ngày
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................