Lĩnh vực: PTTM Vẽ và tô màu đồ dùng xây dựng
Chủ đề nhánh: Cháu yêu cô chú công nhân. Lĩnh vực: PTTM: Vẽ và tô màu đồ dùng xây dựng I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/linh-vuc-pttm-ve-va-to-mau-do-dung-xay-dung.html
Chủ đề nhánh: Cháu yêu cô chú công nhân.
Lĩnh vực: PTTM: Vẽ và tô màu đồ dùng xây
dựng
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
-
Trẻ biết dùng những nét tô cơ bản tạo thành bức tranh, biết phối hợp màu cho sản
phẩm của mình.
-
Biết tô tranh sáng tạo theo ý thích của mình.
2. Kĩ năng:
-
Trẻ biết dùng các kỹ năng tô màu.
-
Trẻ biết bố cục tranh hợp lý, tô màu sắc phù hợp, sang tạo khi thể hiện sản phẩm.
-
Trẻ biết cách ngồi và cách cầm bút đúng.
-
Trả lời cô rõ ràng mạch lạc.
3. Giáo dục:
-
Trẻ yêu quý cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị :
- Tranh mẫu:
- Tranh 1: Tranh cô công nhân đang dệt vải.
- Tranh 2: Tranh chú công nhân đang lái
xe
- Tranh 3: Tranh cô chú công nhân đang
cùng nhau làm việc.
- Vở tạo hình, bút chì, màu, bàn ghế.
·
Tích
hợp:
Âm nhạc, Văn học, MTXQ
2.
Phương pháp
- Quan sát, đàm thoại, thực hành.
III. Tiến hành hoạt động
1.Trò chuyện – giới thiệu bài.
-
Cả lớp hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
-
Các con vừa hát gì?
-
Trong bài hát nói về ai, nói về nghề gì?
-
Trong xã hội có rất nhiều nghề mỗi nghề
đều có ích cho xã hội.
-
Các con có biết bố mẹ các con làm nghề
gì không?
-
Vậy ước mơ sau này các con muốn làm nghề
gì?
-
Trong tháng 11 này có 1 ngày lễ đặc biệt
giành cho các cô giáo các con có biết đó là ngày gì không?
-
Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam sắp
tới các con có muốn làm những họa sĩ tí hon vẽ tranh để làm những món quà để tặng
cho các cô giáo không!
-
Vậy bây giờ cô sẽ dạy các con vẽ những bức
tranh thật đẹp để tặng cô nhân ngày nhà giáo việt nam nha!
2. Hoạt động tạo hình:
HĐ1: Quan sát- đàm thoại:
-
“Trời tối”
+
Cô đưa tranh cô công nhân:
-
Hỏi trẻ tranh vẽ gì? Cô công nhân làm
công việc gì?
-
Cô mặc áo màu gì? Tóc cô như thế nào? Quần
áo cô có màu gì?
-
Vậy các con có muốn tô bức tranh thật đẹp
về cô công nhân không?
-
Các con sẽ tô như thế nào? Tô màu như thế
nào cho đẹp?
+
Cô đưa tranh chú công nhân:
-
Hỏi trẻ tranh vẽ gì? Chú công nhân làm
công việc gì?
-
Chú mặc áo màu gì? Tóc chú như thế nào?
Quần áo chú có màu gì?
-
Vậy các con có muốn tô bức tranh thật đẹp
về chú công nhân không?
-
Các con sẽ tô như thế nào? Tô màu như thế
nào cho đẹp?
+
Cô tiếp tục đưa các tranh còn lại ra đàm thoại cùng trẻ.
* Đàm thoại về cách tô:
-
Cô hỏi trẻ con thích tô như thế nào? (
Tô đều tay và không nhem ra ngoài)
-
Cô hỏi 3-4 trẻ cách tô và cô có thể gợi
ý cho trẻ tô sáng tạo bức tranh của mình.
-
Giáo dục trẻ: Mỗi nghề trong xã hội đều
có những lợi ích riêng. Do vậy các con hãy yêu quý các cô chú công nhân, yêu
quý mọi người làm các công việc khác nhau.
HĐ2: Trẻ thực hiện:
-
Khi trẻ thực hiện cô mở băng những bài
hát về chủ điểm nghề nghiệp cho trẻ nghe. Khi có nhạc trẻ bắt đầu tô, nhạc kết
thúc trẻ dừng tay.
-
Nhắc trẻ tư thế ngồi tô và cách cầm bút.
-
Khi trẻ tô cô bao quát lớp, động viên những
trẻ tô được gợi ý cho trẻ sáng tạo để bức tranh phong phú hơn.
-
Trẻ tô xong cho trẻ mang sản phẩm lên
trưng bày.
-
Cho trẻ hát “Bác đưa thư vui tính” và về
chỗ ngồi.
HĐ3: Trưng bày sản phẩm:
-
Cô mời các bạn hãy đi tham quan phòng
triển lãm tranh để quan sát nhận xét xem bạn nào tô đẹp nhé.
-
Theo con con thích bài nào nhất? Vì sao
con thích bài này?
-
Bạn tô màu như thế nào?
-
Mời 3- 4 trẻ lên nhận xét.
-
Cô đánh giá nhận xét chung. Tuyên dương
kịp thời những bạn có sản phẩm đẹp. Động viên những trẻ vẽ chưa hoàn chỉnh lần
sau cố gắng.
* Kết thúc:
Cả lớp hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”
*
IV.ĐÁNH
GIÁ CUỐI NGÀY
- Tình
trạng sức khỏe của trẻ: .........................................................................
.........................................................................................................................
- Trạng
thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ: ................................................
.........................................................................................................................
- Kiến
thức và kỹ năng của trẻ:........................................................................
.........................................................................................................................
Ý kiến đề xuất: ............................................................................................
Post a Comment