Hoạt động học PTTC Trèo lên xuống thang
Hoạt động học PTTC Trèo lên xuống thang I) Mục đích. * - Trẻ biết tên bài tập, tên các động tác và tập được các động tác theo hướng...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-pttc-treo-len-xuong-thang.html
Hoạt động học PTTC Trèo lên xuống thang
I) Mục đích.
*- Trẻ biết tên bài
tập, tên các động tác và tập được các động tác theo hướng dẫn của cô .
- Trẻ biết tên, đặc điểm
của rau bắp cải và củ su hào.
- Trẻ biết tên truyện, tên tác giả và các nhân vật và nội dung
truyện.
*- Rèn luyện kỹ năng trèo lên, xuống thang cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ.
- Phát triển ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Trẻ chú ý thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn của cô.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương và chăm sóc con vật gần gũi,biết
giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Yêu quý, chăm sóc các loại cây.
II) Chuẩn bị .
-Sân tập, xắc xô, thang thể dục.
- 1 cây rau bắp cải,1củ su hào.
-Tranh truyện, đồ chơi các góc.
III) Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học:PTTC-TDKN
''Trèo lên, xuống thang''.
a) Khởi động .
- Cô cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi rồi ra hàng theo
tổ.
* Kiểm tra sức khỏe của trẻ.
b) Trọng động .
*BTPTC: Cô cho trẻ tập
các động tác theo nhịp đếm.
- Tay: đưa ra trước, lên cao.
- Lườn: tay đưa cao, nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: khuỵu gối, tay đưa trước.
- Bật: tách, chụm.
*VĐCB: ''Trèo lên, xuống
thang''.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần, lần 2 cô phân tích động tác: 2
tay cô vịn vào 2 thành của thang,cô lần lượt đưa từng chân lên các bậc
thang,2 chân luôn trèo liên tiếp lên các bậc thang kết hợp chân này tay kia.
Khi xuống cô lần lượt đưa từng chân xuống kết hợp xê tay xuống.
- Cô cho 1-2 trẻ nhanh
nhẹn lên tập thử.
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện 2-3 lần.
- Cô cho trẻ thi đua theo đội .(cô bao quát, động viên, nhắc nhở
thêm cho trẻ ).
*Trò chơi ''Nhảy lò cò''.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
c) Hồi tĩnh .
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
2) Hoạt động ngoài
trời .
a) Hoạt động 1: ''Qs: Rau bắp cải và củ su hào''.
- Cô cho trẻ đi và đọc cùng cô bài thơ: “Cây bắp cải” và trò chuyện cùng
trẻ:
+Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
+Bài thơ nói về loại rau nào?
- Cô giới thiệu và cho
trẻ quan sát rau bắp cải và nêu nhận xét:
+Đây là rau gì?
+Ai có nhận xét gì về rau bắp cải?
+Màu gì?
+Hình dáng?
+Các món ăn được chế biến từ rau bắp cải?
+Rau bắp cải cung cấp chất gì?
- Cho trẻ quan sát củ su hào và đặt câu hỏi tương như rau bắp
cải.
- Cho trẻ so sánh rau bắp cải và củ su hào.
+Muốn có nhiều rau củ ngon thì phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ: ăn đầy đủ các loại rau củ và biết trồng và
chăm sóc các loại rau.
b) Hoạt động 2:Trò chơi''Trời nắng trời mưa.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1:Trò chơi: Thi nói nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu luật chơi: Phải nói được tên các loại rau, hoa,
quả, củ có chữ cái bắt đầu bằng chữ cái do người chơi yêu cầu.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm.nhóm nọ cách nhóm kia 5-6 bước
chân. Hai nhóm xếp thành hàng quay mặt vào nhau. Chọn 1 trẻ làm người điều
khiển trò chơi đứng giữa 2 nhóm. Người điều khiển đưa ra 1 chữ cái nhóm nào
kể được nhiều hơn hoa, quả, củ, rau không trùng đội bạn là thắng cuộc.
- Cô chơi thử.
- Cho trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích, động viên trẻ.
- Nhận xét quá trình chơi.
b) Hoạt động 2: Làm quen truyện '' Quả bầu tiên''.
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Hoa kết trái” và trò chuyện với trẻ:
+Cô và chúng mình vừa hát bài hát gì?
+Trong bài hát nói đến loại hoa gì?
+ Cây ra hoa rồi sẽ đến giai đoạn nao?
- Cô dẫn dắt giới thiệu truyện.
- Kể chuyện cho trẻ
nghe.
-Lần 1:cô kể diễn cảm cho trẻ nghe .
-Lần 2:cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.
c) Hoạt động 3:Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập các động tác cùng cô giáo
- Trẻ quan sát cô vận động và lắng nghe cô phân tích vận động.
- Trẻ làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhảy lò cò
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ đi và đọc thơ cùng cô.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nghe cô giới thiệu tên chơi trò chơi.
- Trẻ nghe cô giới thiệu luật chơi.
- Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi.
- Trẻ quan sát cô chơi thử.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nhận xét cùng cô
- Trẻ hát và trò chuyện
cùng cô.
- Trẻ nghe cô kể truyện và quan sát tranh.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự chọn
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment