Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” Nghe hát: “Xe chỉ luồn kim” TC: “Ai đoán giỏi” I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI 1.Kiến thức: -Trẻ biết ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-hat-chau-yeu-co-chu-cong-nhan.html
Dạy hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”
Nghe hát: “Xe chỉ luồn kim”
TC: “Ai đoán giỏi”
I. KẾT QUẢ MONG
ĐỢI
1.Kiến thức:
-Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời
bài hát.
-Trẻ
hiểu nội dung và thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát.
2. Kỹ năng:
-Trẻ
biết vận động theo nhịp và hát đúng giai điệu bài hát.
-Trẻ
hát rõ lời bài hát.
3. Giáo dục:
-Trẻ hứng thú tích cực hoạt động
-Giáo
dục trẻ chăm ngoan học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
II.
CHUẨN BỊ
-
Nhạc bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”,
“Xe chỉ luồn kim”
III. TIẾN HÀNH
* HĐ 1: Ổn đinh, gây hứng thú
- Cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” và trò chuyện về
một số nghề:
+
Các con vừa đọc bài thơ gì?
+
Em bé trong bài thơ làm những nghề gì?
+ Con thích làm nghề gì? Vì
sao?
Giáo dục trẻ yêu lao động, yêu quý
người lao động.
- Cô giới thiệu: Tình cảm yêu
quý và biết ơn những người lao động đã được viết thành một bài hát rất hay, các
con hãy cùng lắng nghe bài hát “Cháu yêu
cô chú công nhân” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến nhé.
* Hoạt động 2: Dạy hát:
“Cháu yêu cô chú công nhân”
Cô
hát mẫu lần 1: Thể hiện cử chỉ điệu bộ
-
Cô vừa hát bài gì?
-
Do nhạc sĩ nào sáng tác?
-
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài hát chúng mình lắng nghe cô hát lại một lần nữa
-
Cô hát lần 2:
-
Bài hát nói về điều gì?
-
Chúng mình thấy bài hát như thế n
-
Bây giờ chúng mình cùng cô hát vang bài “ Cháu
yêu cô chú công nhân” nào.
-
Cô dạy cả lớp hát 2-3 lần.
+
Thi đua tổ, nhóm:
-
Mời 3 tổ hát
-
Mời nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái hát, hát nối tổ, hát tam ca,song ca, đơn ca
(Chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần hát)
-
Cả lớp hát lại một lần.
* Hoạt động 3:
Nghe hát: “Xe chỉ luồn kim”
- Vừa rồi các con đã được hát bài hát nói về nghề xây dựng rồi. Các
con ạ, không chỉ ngày nay các nghề được đưa vào các bài hát, mà từ xưa trong
các làn điệu dân ca mượt mà các nghề cũng đã được nhắc đến rất nhiều. Các con
cùng chú ý lắng nghe làn điệu dân ca sau đây nhé.
Lần 1: Cô
hát cho trẻ nghe: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Xe chỉ luồn kim”- dân ca
quan họ Bắc Ninh, các con thấy có hay không?
Lần
2: Các con cùng lắng nghe và cảm nhận lại
giai điệu mượt mà của bài hát này và xem bài hát nhắc đến nghề gì nhé.
- Hỏi
trẻ: Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? Bài hát nhắc đến nghề gì?
- Cho trẻ đứng dậy biểu diễn cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai đoán giỏi ”
- Cô giới thiệu tên
trò chơi .Hướng dẫn cách chơi, Luật chơi
- Cô tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc:
Cô và trẻ hát lại bài “Cháu yêu cô chú
công nhân”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: “Vẽ tự do trên sân”
TCVĐ: “Chi chi chành chành”
a. HĐCCĐ: “Vẽ tự do trên
sân”
* Tiến hành:
- Cô dẫn các cháu ra sân, dặn dò trước lúc
tham gia hoạt động
-
Cô và trẻ cùng hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
-
Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
-
Bài hát nói về ai? Các chú công nhân trong bài hát làm gì? Các cô công nhân làm
gì? Để làm ra những công trình vĩ đại như thế thì các chú công nhân đã sữ dụng
những công cụ và nguyên liệu gì? Các con có thích vẽ chúng không?
-
Phát cho mỗi bạn 1 viên phấn nhỏ,
-
Cô hướng dẫn cách chơi. Luật chơi
-
Cô gợi ý, trẻ thực hiện
-
Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
b.
TCVĐ: “Chi chi chành chành”
- Cô nêu cách chơi, luật
chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
c. CTD: “Cầu thang leo, bập bênh”
Cô quan sát, bảo đảm an toàn cho
trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen thơ “Em làm thợ xây”
-
Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
-
Đọc diễn cảm cho trẻ nghe, tóm tắt nội dung bài thơ
-
Cô đọc cho trẻ đọc cùng cô nhiều lần, hỏi trẻ: Bài thơ có tên là gì? Do ai sáng
tác
* Chơi kết hợp ở
các góc
-
Cô quan sát trẻ chơi ở các góc
-
Luyện kỷ năng biểu diễn một số bài hát
-
Chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.
Đánh giá cuối
ngày
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................