Dạy hát: Cây bắp cải Tc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
Dạy hát: Cây bắp cải Tc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật 1. Đón trẻ, Chơi, điểm danh, Thể dục sáng: 1.1 Đón trẻ, Chơi. - Nhắc tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-hat-cay-bap-cai-tc-nghe-tieng-hat-tim-do-vat.html
Dạy hát: Cây bắp cải
Tc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
1.Đón trẻ, Chơi, điểm danh,Thể dục sáng:
1.1 Đón trẻ, Chơi.
- Nhắc trẻ chơi đoàn kết, có ý thức giữ gìn vệ sinh đúng nơi quy định
1.2 Trò chuyện:
- Đọc câu đố về các loại rau củ
1 3.Điểm danh:
- Tổng số trẻ đến lớp:……..
1.4 Thể dục sáng:
- Tập kết hợp theo nhạc.
2.Hoạt động học:
Dạy
hát: Cây bắp cải
Tc: Nghe
tiếng hát tìm đồ vật
2.1 Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài hát,thuộc bài hát
và thể hiện được bài hát.
- Rèn kỹ năng thể hiện diễn
cảm bài hát. Phát triển thính giác cho trẻ qua trò chơi
- Giáo dục trẻ chăm ngoan,
học giỏi, lễ phép
2.2 Chuẩn bị
*Đồ dùng của cô
- Hình ảnh cây bắp cải
-Mũ chóp, phách,trống, lắc, ồ dung khác
+ Văn học Thơ: “Bắp cải xanh”
2.3 Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
+ Cho trẻ đọc bài thơ: “Bắp cải
xanh”
-Trò chuyện về nội
dung bài thơ.
- Kể tên các loại rau đã
được ăn
- Giới thiệu vào bài
*Dạy hát : Cây bắp cải
- Giới thiệu tên bài tên nhạc sỹ:
-Cô hát lần 1 :
-Hỏi trẻ tên bài
hát?tên tác giả
-Cô hát lần 2:
* Nội dung bài hát: Nói
về cây rau bắp cải xanh non với những chiếc lá cuốn vòng quanh.
-Để hát được bài hát
này các con nghe cô đọc chậm lời
ca.
- Cho trẻ đọc chậm lời ca
cùng cô
* Dạy trẻ hát:
- Cho trẻ hát cùng cô 3-4
lần
- Cô lắng nghe và sửa
sai cho trẻ.
-Trẻ hát theo tổ
- Nhóm,cá nhân hát
- Giáo dục trẻ chăm
ngoan, học giỏi, lễ phép
* Trò chơi vận động: Nghe tiếng hát tìm đồ
vật ..
-Cô phổ biến cách
chơi ,luật chơi.cô mời một trẻ lên đội mũ chóp kín, cô dấu đồ chơi ở
phía sau các bạn dưới lớp. Khi nghe các bạn hát to, thì bạn đi bình thường,
khi nghe các bạn hát nhỏ thì bạn đội mũ bỏ ra và đi tìm đồ vật.
-Luật chơi:Nếu ai
đoán sai phải hát 1 bài
- Cho trẻ tiến hành chơi.
- Kết thúc nhận xét kết
quả chơi.
- Nhận xét tiết học.
|
-Trẻ đọc thơ.
-Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể
-Lắng nghe
-Trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Đọc chậm lời ca
-Trẻ hát.
-Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá
nhân hát.
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi.
|
3.Chơi, hoạt động ở các góc :
3.1.Góc phân vai: Cửa hàng
bán rau củ
- Cô giới thiệu góc chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao
quát trẻ.
* Dự kiến và nhận xét kết quả chơi:
- Trẻ biết nhận vai chơi, thể hiện được vai chơi của mình.
- Trẻ đoàn kết với bạn trong khi
chơi.
3.2 Góc TN: Cùng cô chăm sóc rau
4.Hoạt động ngoài trời.
Hoạt động
có mục đích: Trò chuyện về cách chế biến các món ăn từ rau, củ
TC: Tập tầm vông
Chơi tự do:
4.1.Yêu
cầu
- Trẻ biết được các món ăn được chế biến từ rau, củ,
biết được ích lợi của các món ăn đó đối với cơ thể.
- Rèn cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch
lạc.
- Gd trẻ ăn uống đủ chất để có cơ thể khỏe mạnh
4.2. Chuẩn bị.
- Các loại rau và các món ăn được chế biến từ rau, củ
- Các loại hạt có màu…
- Trang phục gọn gàng
4.3.Tổ chức
hoạt động
* Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về cách chế biến các món ăn từ rau, củ
- Trẻ quan sát các loại rau và gọi tên
- Rau được chế biến thành những món gì?
- Trước khi chế biến cần phải làm gì?
- Cho trẻ quan sát quá trình chế biến các món ăn từ
rau, củ: Rau sào, luộc, nộm, nấu canh, rau xôi….
- Con đã được ăn món đó chưa? Ăn ở đâu?
- Ai nấu cho con ăn ?
- Ăn rau có ích lợi gì cho cơ thể con người?
=> Rau cung cấp rất nhiều vi ta min cần thiết cho cơ
thể vì thế phải ăn uống đủ chất, ăn rau, củ hang ngày để có cơ thể khỏe mạnh.
*Trò chơi: Tập tầm vông
- Cô phổ biến cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
* Chơi tự
do:
- Bao quát trẻ cùng chơi
5.Vệ
sinh, Ăn, Ngủ.
6.Chơi , hoạt động theo ý thích.
- Đọc thơ: bắp cải xanh
- Dạy trẻ hát dân ca “Múa vui”
- Chơi TCDG: Rồng rắn lên mây
- Chơi theo ý thích
7. Trả
trẻ:
- Cô chuẩn bị đồ dùng gon gàng cho trẻ
- Trả trẻ về gia đình an toàn.
*Đánh giá
trẻ cuối ngày:
- Tổng số trẻ đến
lớp:..............................................................................................
- Số trẻ ăn bán
trú.:..................................................................................................
………………………………………………………………………………….....
Post a Comment