PTNT đề tài Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể I. Mục đích yêu cầu: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/ptnt-de-tai-tro-chuyen-mot-so-bo-phan-tren-co-the.html
Lĩnh vực: PHÁT
TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Trò chuyện một số bộ phận trên cơ thể
I.
Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, tác
dụng và một số đặc điểm nổi bật của các bộ phận trên cơ thể.
2.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát
cho trẻ
- Rèn khả năng phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Rèn trẻ kĩ năng đếm
3.
Thái độ:
- Trẻ có ý thức tham
gia vào gjờ học
- Giáo dục trẻ biết giữ
gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
4/Phương pháp :
- Quan sát, trò chuyện, luyện tập
II.Chuẩn
bị:
1.
Chuẩn
bị của cô:
- Hình
ảnh về các bộ phận của cơ thể,
bông hoa
- Xắc xô, que chỉ, đàn
2.
Chuẩn bị của trẻ:
- Quần áo gọn gàng
- Tâm thế thoải mái
3.Nội dung tích hợp: Âm nhạc, văn học
III/ Tiến hành hoạt động :
* Mở đầu: Ổn định gây hứng
thú
- Cho trẻ hát bài: “Nào chúng mình cùng
tập thể dục”
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát nói về gì?
+ Đó là các bộ phận trên cơ thể chúng
ta, buổi hôm nay cô và các con cùng khám phá và trò chuyện về các bộ phận trên
cơ thể nhé ( cô mở hình cho trẻ xem)
* Hoạt động 1: Trò chuyện
về các bộ phận trên cơ thể.
Cô mở hình ảnh và hỏi trẻ:
- Đây là bộ phận nào của cơ thể?
- Đầu có gì?
* Đôi mắt.
+ Đây là gì? (Cô chỉ vào hình)
+ Có bao nhiêu con mắt, mắt để làm gì?
(Mắt để nhìn mọi vật xung quanh…)
Trong mắt có
lông mi, phía trên có lông mày nó có tác dụng ngăn chặn mồ hôi trên chán chảy
xuống mắt.
+ Khi nhắm mắt chúng mình có nhìn thấy
gì không?
+ Mở mắt ra chúng mình nhìn thấy gì?
- Giáo dục: Muốn
giữ cho đôi mắt luôn sáng chúng mình phải làm gì?
* Cái tai:
- Cô gõ xắc xô và hỏi trẻ nghe thấy tiếng
gì?
+ Nhờ bộ phận nào mà chúng mình nghe
thấy? (Cô chỉ vào hình)
+ Tai của chúng mình đâu?
+ Chúng mình có mấy cái tai?
+ Tai có tác dụng gì?
- Cho trẻ bịt tai và hỏi: Các con có nghe
thấy gì không?
*
Cái mũi.
- Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng”. Cô
đưa ra bình hoa thơm.
+ Đây là cái gì?
(kết hợp chỉ vào hình)
+ Nhờ đâu mà chúng mình biết bông hoa
có mùi thơm?
+ Mũi có tác dụng gì?
-
Mũi dùng để thở, để ngửi và phân biệt được các mùi khác nhau. Vì vậy
hàng ngày chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: Không được cho tay,
hột hạt vào mũi..
* Cái miệng. Cô cho trẻ chơi trò chơi: “uống nước chanh”
- Chúng mình vừa uống bằng gì? Cô chỉ
vào hình
- Miệng ở đâu?
- Miệng để làm gì?
- Miệng có đặc điểm gì?
- Răng dùng để làm gì?
-> Củng cố
lại: Nhờ có miệng, có lưỡi, có răng mà chúng ta mới nói được, đọc thơ, kể
chuyện…và giúp chúng ta phân biệt được các vị chua, cay, mặn, ngọt…
+ Chúng mình phải làm gì để bảo vệ
răng miệng?
=>
Mắt, mũi, miệng, tai cũng gọi là các giác quan
* Tay:
- Cho trẻ chơi “Dấu tay”
(Cô chỉ hình đôi bàn tay)
- Tay để làm gì?
- Chúng mình có mấy cái tay?
Cô nói đặc điểm
của tay cho trẻ biết, nói đến đâu cô chỉ cho trẻ biết: Bắp tay, khuỷu tay, cánh
tay, cổ tay, bàn tay..
* Chân:
( Cô chỉ hình ảnh bàn chân)
- Đây là cái gì?
- Chân có tác dụng gì?
- Chân có đặc điểm gì?
=> Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt để nhìn, tai
để nghe, mũi để thở, + Đây là cái gì? (kết hợp chỉ vào
hình)
+ Nhờ đâu mà chúng mình biết bông hoa
có mùi thơm?
+ Mũi có tác dụng gì?
-
Mũi dùng để thở, để ngửi và phân biệt được các mùi khác nhau. Vì vậy
hàng ngày chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: Không được cho tay,
hột hạt vào mũi..
=> Trên cơ thể chúng ta bộ phận nào cũng quan trọng như mắt để nhìn,
tai để nghe, mũi để thở,miệng để nói và ăn, tay để cầm nắm các đồ dùn, đồ chơi,
chân để đứng, đi, chạy, nhảy…
- Vì vậy muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các cháu phải làm gì?
* Giáo dục trẻ: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh hàng ngày các cháu ăn uống đầy
đủ chất dinh dương như: thị, cá, tôm, cua, trứng… và uống Vitamin A để bổ mắt,
thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
3- Hoạt động 2:
*Trò chơi 1: “ Thi ai xem nhanh”
- Vẽ thêm 1 số bộ phận trên khuôn mặt: tô
màu mái tóc và áo của bạn
*
Trò chơi 2: Thi ai chỉ nhanh”
- Cô nói cách chơi:
+ Cô nói: Mắt đâu? Mắt hãy chớp nào
+ Cô nói: Mũi đâu? Mũi hãy hãy khịt
khịt nào
+ Cô nói: Miệng ( mồm) đâu?
+ Cô nói: Tai đâu?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên
trẻ.
- Cô nhận xét và hỏi lại từng bài.
*
Kết thúc hoạt động : Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi
*ĐÁNH GIÁ CUỐI
NGÀY
1/Tình trạng sức
khỏe của trẻ
…………………………………………………………………………………………
2/Trạng thái cảm
xúc, thái độ, hành vi của trẻ
…………………………………………………………………………………………
3/Kiến thức và
kĩ năng của trẻ
…………………………………………………………………………………………
Post a Comment