Ném đích thẳng đứng và vẽ cây xanh
Chủ điểm : THẾ GIỚI THỰC VẬT Đề tài : TD " Ném đích thẳng đứng" TH:" Vẽ cây xanh" 1. Mục đích yêu cầu...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/01/nem-dich-thang-dung-va-ve-cay-xanh.html
Chủ điểm:
THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài:
TD " Ném đích thẳng đứng"
TH:" Vẽ cây xanh"
1.
Mục đích yêu cầu:
KT: Hình thành kĩ năng ném trúng đích thẳng đứng. Khi
ném đúng chân trước chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau, đưa tay
bằng tầm mắt, nhình đứng và ném vào đích.
- Trẻ vẽ được những cây xanh có
thân,cành, lá, cây cao, cây thấp và biết đặc tên cho cây mình vẽ.
Phát triển cơ tay, cơ vai, mắt. rèn
luyện sự định hướng trong không gian.
- Củng cố kĩ năng vẽ các nét thẳng, tô
màu đều và biết phối hợp các nét xiên, tròn tạo thành cành và táng lá.
Phát
triển óc quan sát và tính thẩm mĩ của trẻ.
TĐ: Giáo dục trẻ chú y trật tự
trong giờ học.
- Giáo dục trẻ biết hoàn thành sản
phẩm và giá sản phẩm của mình.
2. Chuẩn bị: đánh
- Sân phẳng sạch sẽ, vài túi cát.
- Đồ dùng của cô.
+ Mẫu của cô vẽ cây xanh.
+ Băng nhạc" bài hát cái cây xanh
xanh, máy cát - sát.
+ Bàn trưng bày sản phẩm.
- Đồ dùng của trẻ.
Bút màu và vở vẽ cho trẻ.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
- Đón cháu chăm sóc vệ sinh.
Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóang mát.
Giáo
viên nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình
gắn vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.
Cô điểm danh cháu.
- Trò chuyện theo chủ điểm.
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của cháu
|
- Cô hát cho cháu nghe bài hát" Cài
cây xanh xanh". Bài hát có nhắc đến cây gì?
+ Lá cây có màu gì?
- Cháu kể tên một số loại cây xanh mà cháu
biết.( cây xoài, khế, nhãn, cây bàn…)
|
Cháu
nghe hát và cùng cô trò chuyện về cây xanh.
|
b. Hoạt động trọng tâm.
TD: Ném trúng đích thẳng đứng.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
-Khởi động: Cháu đi vòng tròn đi các kiểu chân khác nhau theo cô(
Đi kiển chân, đi đánh tay, đi nữa bàn chân,đi kiển gót chân, đi khom
lưng…) về đội hình hàng dọc chuyển thành hàng ngang.
-Trọng động: Bài tập phát triển chung.
- Dàn 4 hàng ngang.
+ Hô hấp: Cháu làm động tác thổi bong bóng(3
lần 4 nhịp)
+
+Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên liên
tục(3x4 nhịp).
+Động tác bụng: Ngồi dũi chân, cúi gập
người về trước.
+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)
-Vận động cơ bản:
HĐ1: Cô giới thiệu tên bài và cho
cháu đồng thanh lặp lại tên bài vài lần. Hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình vận
đông mới"Ném trúng đích thẳng đứng". Cả lớp nhắc lại nào!
- Cô làm mẫu cho cháu xem lần 1 không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Cô đứng chân
trước, chân sau. Khi có hiệu lệnh ném, cô giơi ngang tầm mắt và ném vào chính
giữa đích.
+ Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên ném cho cả
lớp xem.
HĐ2: Bây giời các con đã hiệu và ném
trúng đích thẳng đứng hay không?
- Cô cho cháu ngồi cùng đối diện với nhau
lần lược từng cháu lên thực hiện ném trúng đích thẳng đứng. Mỗi cháu thực
hiện 1-2 lần.
- Trò chơi vận động:" Cáo và
thỏ"
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
+ cả lớp cùng chơi. Trẻ chơi 2-3 lần rồi
đổi ngược những bạn làm chuồng sang làm thỏ.
- Hồi tĩnh: trẻ đi nhẹ nhàng ( 2-3
lần)
- Qua
bài học cô nhận xét lớp và giáo dục cháu.
|
X
x
x x x x x x x x
X
X
x x x x x x x x x
Cô làm mẫu
Cháu thực hiện.
Cháu chơi trò chơi.
Cháu lắng nghe.
Cháu đi bộ.
|
TH:
"Vẽ cây xanh"
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của cháu
|
HĐ1: Hôm nay cô hát tặng cho lớp mình"
Em yêu cây xanh". Các con có thích không?
- Bài hát nopí về cây gì?
- Cây xanh có bóng mát. Cây còn cho ta nhiều
quả ngon, chúng ta phải tích cực trồng cây.
Bạn nào biết trong sân trường có những cây
gì?
- Thân cây bàn thế nào?
- Thân cây khế thế nào?
- cô nói thêm: Lá bàn to, lá khế nhỏ.
- Các con chú y nhình xem cô có cái gì?
HĐ2: Trong tranh cô vẽ cây gì?
- Thân cây thế nào?
- Lá cây có màu gì?
- Trong tranh cô vẽ cây bàng, cây phượng,
cây cam, cây mít.
- Cây mít thân to, tán lá rộng và to.Quả mít
tròn gai nhọn. Quả thường bám vào thân cây hoặc cành cây.
- Cây phượng lá nhỏ, hoa màu đỏ. Khi mùa hè
đến, hoa phượng nở rộ đỏ như những đốm lửa.
- Các con xem cô vẽ cây phượng và cây mít
như thế nào?
- Trước tiên cô vẽ thân cây thẳng. cô vẽ một
đường thẳng đứng và vẽ tiếp một đường thẳng song song nhưng phần dưới vẽ
phình to hơn làm góc cây.
Từ thân cây, cô vẽ nhữnh đường thẳng xiên
làm cành cây. Trên đầu cành, cô vẽ tán lá tròn hoặc dài.
- Vẽ xong cô tô màu. Thân cây tô màu gì?
- Lá cây tô màu gì?
- Nếu có quả, hãy tô màu đỏ hoặc vàng.
- bây giờ cô thực hiện lại một lần nữa, các
con chú y theo dõi.
HĐ3: Trẻ thực hiện vẽ cây. Cô ôn lại
kĩ năng vẽ các nét thẳng và phối hợp các nét xiên, tròn tạo thành cành, tán
lá. Chú y tô màu đều.
- Trong quá trình trẻ thực hiện, cô quan
sát, hướng dẫn và khuyến khích trẻ sáng tạo theo suy nghĩ của mình.
- Phát triển óc quan sát và tính thẩm mĩ ở
trẻ.
HĐ4:Cháu nặn xong trưng bày sản phẩm
của mình lên kệ. Cô trò chuyện và trao đổi với trẻ về những sản phẩm đã vẽ đẹp,hướng dẫn trẻ đưa ra những í tưởng,
cảm nhận về sản phẩm.
- Cô cho cháu cùng vận đông nhịp nhàng bài
hát" cái cây xanh xanh".
Kết thúc.
-Cô nhận xét và tuyên dương.
|
Trẻ trả lời
Nói về cây xanh
Có cây bàn, cây khế
Thân to
Thân nhỏ có nhiều cành.
Cây xanh
Trẻ trả lời theo hiệu biết
Trẻ chú y
Màu nâu
Màu xanh
Trẻ thực hiện
Cháu trưng bày sản phẩm
Cháu chơi trò chơi.
Cháu lắng nghe.
|
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi:
+ Nghệ thuật:Nặn, vẽ, xé, dán theo
chủ điểm.
+ Xây dựng:Vườn hoa, vườn rau, hàng
rào
+
Phân vai: Cửa hàng bán hoa, quả
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ
điểm.
-
Hoạt động tự do.
Cháu chơi trò chơi" Nu na nu
nóng"
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương: Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản
thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về
nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn
một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với
phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
*
Nội dung đánh giá cuối ngày
-
Hoạt động chung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-
Hoạt động khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment