Đề tài: KPKH - Sự thấm hút nước của giấy ăn
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ (Tiết 2) từ 9 giờ - 9 giờ 39 phút) = 39 HOẠT ĐỘNG HỌC Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên Lĩnh vực: Phát triển nhận th...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
(Tiết 2) từ 9 giờ - 9 giờ 39
phút) = 39
HOẠT
ĐỘNG HỌC
Chủ đề:
Hiện tượng tự nhiên
Lĩnh vực:
Phát triển nhận thức
Đề
tài: KPKH - Sự thấm hút nước của giấy ăn
Độ tuổi:
4 – 5 tuổi
Số lượng:
20 - 25 trẻ
Thời
gian: 25 – 30 phút.
Người
thực hiện: Lê Thị Hồng Vân
I. Mục
đích – yêu cầu:
1. Kiến
thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được giấy ăn với
các loại giấy khác nhau
- Trẻ biết được giấy ăn thấm
hút được nước tốt nhất, nhanh nhất và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu để làm thí nghiệm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so
sánh, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển sự tư duy sáng
tạo cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết sử dụng giấy đúng theo tác dụng của chúng. Trẻ không vứt rác bừa
bãi, bỏ rác vào thùng.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ
dùng
a. Đồ dùng của cô:
- Hộp quà,
thuyền làm bằng các loại giấy, chậu nước, giấy ăn, ống hút, ống nhỏ giọt,
đĩa, rổ
- Nhạc bài hát “Điều kỳ lạ quanh ta”, nhạc
không lời.
b. Đồ dùng của trẻ:
- Giấy ăn, giấy bìa, giấy A4, đĩa, ống hút, ống nhỏ giọt, nước, bút màu, bông nhấm chậu nước, các loại giấy khác nhau( giấy ăn, giấy a4, giấy bìa).
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô |
1.Ổn định tổ chức, giới
thiệu bài: - Cô cùng trẻ hát múa bài: Điều kì diệu quanh ta - Chúng mình vừa hát bài gì? - Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều thú vị đấy
và hôm nay cô cũng có 1 món quà bất ngờ và thú vị đến cho chúng mình đấy
chúng mình có muốn biết đó là món quà gì không? 2 Nội
dung HĐ1: Tìm hiểu sự thấm hút nước của giấy Chơi trò chơi: Thuyền chìm, thuyền nổi - Cô cùng trẻ mở quà. - Cô tặng cho mỗi bạn 1 chiếc thuyền. Thuyền của con
làm bằng giấy gì? Ai có thuyền giống của bạn? - Cô mời trẻ thả thuyền vào chậu nước, trẻ quan sát xem
điều gì xảy ra? - Đàm thoại: + Điều gì xảy
ra khi thả thuyền vào chậu nước? + Thuyền giấy nào chìm trước? + Thuyền giấy nào không chìm? +Các con có biết tại sao thuyền giấy ăn lại chìm không? - Chơi
trò chơi: Thuyền nhấp nhô trên sóng Hoạt động 2: Khám phá Sự
thấm hút nước của giấy ăn -
Thí
nghiệm 1: Thổi màu giấy - Để chơi được trò chơi xin mời các bạn về 3 tổ, - Đại diện lên lấy đồ dùng có tờ giấy ăn, giấy bìa và giấy
vẽ A4 - Nhiệm vụ của các con chơi (thổi giấy, sờ giấy,…) - Khi thổi giấy các con thấy giấy ntn? (giấy bay) ? Giấy
nào bay tốt nhất? Vì sao? - Khi sờ giấy các con phát hiện ra điều
gì? Vì sao? - Theo các con loại giấy nào thấm nước tốt nhất? vì sao? - Vậy các con cùng thử nghiệm nhé ( dùng bông châm màu nước
lên mặt tờ giấy? - Hãy giơ hai tờ giấy lên quan sát xem, giấy nào thấm nước
nhanh nhất? tại sao? => Kết luận: Giấy nào mỏng, mềm, mịn, có nhiều lỗ nhỏ
li ti trên bề mặt sẽ thấm hút nước rất
tốt. Giấy ăn là loại thấm nước tốt nhất, vậy chúng mình có muốn xem giấy ăn thấm hút nước tốt như thế vào không? Cô
con mình cùng nhau làm 1 thí nghiệm khác
nhé. Thí nghiệm 2: Sâu con biến hình: - Xin mời các con hãy đến với thí nghiệm “Sâu con biến
hình” -
Muốn làm được thí nghiệm này, các con cần có các nguyên liệu sau: Ống
hút, ống nhỏ giọt, nước, bút màu và giấy ăn. - Cách Làm:
Lấy bút màu chấm vào giấy để trang trí cho chú sâu, cuộn giấy giữ ống hút
thẳng theo chiều ngang, kéo lớp giấy bọc ống hút vào giữa và lấy ra, như vậy
các con đã có một "con sâu" giấy. Các con đặt "con
sâu" lên đĩa, lấy ống nhỏ giọt nhỏ nước vào nó sẽ thấy một điều thú vị,
bất ngờ xảy ra với bạn sâu đấy! Chúng mình có muốn
biết điều bất ngờ gì xảy ra với chú sâu không nào? - Cô mời trẻ đi cất
đồ dùng và về bàn làm thí nghiệm. + Hỗ trợ trẻ làm
thí nghiệm. +Bạn sâu khi gặp nước như thế nào? (động đậy , có màu sặc
sỡ, dài ra, phồng lớn lên,….) - Xúm xít! Xúm xít! - Vừa rồi chúng mình làm thí nghiệm với bạn sâu có thú vị
không? Tại sao bạn sâu khi được chúng
mình cho uống nước lại động đậy, có màu sặc sỡ, dài ra, phồng lớn lên…? Giải thích: Khi các con nhỏ nước vào bạn sâu, do bạn sâu làm bằng
giấy ăn nên hút nước rất tốt và nhanh
vì vậy bạn sâu của chúng mình phồng
lên như sống dậy và lớn lên đó các con ạ. Nhờ tính chất này mà giấy ăn được ứng
dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta để thấm nước, lau chùi, làm vệ
sinh ... Giấy là nguyên liệu quý và rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta,
các con hãy dùng tiết kiệm và vứt giấy gọn gàng vào thùng rác khi sử dụng
xong. HĐ3: Trò chơi củng cố: Ai nhanh hơn - Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội. Nhiệm vụ của 2 đội
là bật qua 2 ô vòng lên chọn tìm và phân loại giấy rồi bỏ vào rổ của đội
mình. - Cho trẻ quan sát: (loại giấy thấm, không thấm) - Luật chơi: Thời gian là 1 bản nhạc. Đội nào lựa chọn nhiều
hơn và đúng đội đó dành chiến thắng (* Cô và trẻ kiểm tra kết quả bằng cách cho đại diện mỗi đội
thả giấy vào chậu nước của đội mình kiểm tra thực tế.) 3 Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. |
Post a Comment