CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

C HỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NO N CỦA BÉ Thời gian thực hiện: 3 Tuần (Từ ngày 1 1 /9 đến ngày 29 /9 năm 202 3 )   Lĩnh vực Mụ...

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ

Thời gian thực hiện: 3 Tuần

(Từ ngày 11/9 đến ngày 29/9 năm 2023)


 

Lĩnh vực

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày.

 

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.

 

a. Dinh dưỡng - sức khỏe:

 

15. Trẻ biết một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

 

- Làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt. (Trải nệm, xếp mền gối, kê bàn ghế … ).

- Trẻ xếp bàn, muỗn khi ăn và tự lấy gội khi đi ngủ

 

b. Phát triển thể chất:

 

1. Trẻ biết tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Phối hợp động tác của BTPTC, TDS và kiểm soát sự phát triển các nhóm cơ và hô hấp

- Tập thể dục sáng sáng.

 

6. Trẻ biết thể hiện sự nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp.

- Bò dích dắc qua 7 điểm(cách nhau 1,5m)

- Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m

- Bò chui qua ống dài 1,5x0,6m

- Chạy chậm, chạy dích dắc, chạy thay đổi tốc độ, chạy theo các hướng khác nhau

-Bò bằng bàn tay bàn chân 4 -5m.

 

- Can chữ cái, chữ số

 

 

 

8. Trẻ biết thực hiện cử động bàn tay,

ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ.

- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay (Bẻ, nắn, lắp ráp, xếp chồng  …)

- Vẽ hình, sao chép chữ cái, chữ số, cắt theo hình vẽ, ghép và dán hình.

- Nối dây

- Chơi ngón tay nhúc nhích.

- Chơi: Chạy tiếp cờ, nhảy vào nhảy ra,   tìm bạn, ném bóng vào rổ, cướp cờ, sâu dây, luồn hạt, ném vòng cổ chai, chơi ngón tay nhút nhích, ném bóng vào chậu, đội nào giỏi hơn, nhảy vào vòng, ném vòng, ném boling, đổ nước vào chai, nhảy qua suối nhỏ, …

 

11. Trẻ đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)   

 

 

- Đi nối bàn chân tiến, lùi.

- Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối.

- Đi trên dây (đặt trên sàn).

- Đi thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo hiệu lệnh.

- Đi thăng bằng trên ghế thể dục(2mx0,25mx0,35m)- đầu đội túi cát.

-Đi trên vạch kẽ sẵn trên sàn

- Ngày hội thể thao

II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

a. Làm quen văn học:

 

26. Trẻ nhận ra  sắc thái biểu cảm lời nói khi vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi.

 Một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận …`qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc, hoàn cảnh.

- Thể hiện cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.

- Chơi thể hiện cảm xúc qua nét mặt.

- Chơi “ Tam sao thất bản”

27. Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.

- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những lời nói phù hợp trong sinh hoạt hàng ngày.

- Thực hiện được lời chỉ dẫn 2,3 hành động liên tiếp

- Thực hành các bước rửa tay sạch với xà phòng

 

 

- Rửa tay với dung dich sát khuẩn

 

 

- Phân biệt một số hành vi đúng − sai khi tham gia giao thông.

- Thực hiện được một số quy định khi tham gia giao thông.

 

- xem video về các hành vi đúng sai khi tham gia giao thông

29.Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao, dành cho lứa tuổi của trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với với độ tuổi và nói được tên, hành động, tính cách của nhân vật, tình huống  trong câu chuyện; kể lại nội dung chính hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện.

 - Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.

- Truyện : “Mèo con và quyển sách” "Gà tơ đi học"

 

- Thơ: Tình bạn, cô dạy, Bàn tay cô giáo ,cô giáo của con, bé đến lớp, trăng rằm tháng tám

- Xem sách truyện về trường mầm non

 Sử dụng các bộ phim hoạt hình GD ATGT

- 20 tập phim hoạt hình thuộc CT Tôi yêu Việt Nam Thông qua các vấn đề giao thông gần gũi với cuộc sống của trẻ em ở các vùng miền ở Việt Nam để giáo dục trẻ về ATGT

- Trẻ xem đoạn video hoạt hình về phương tiện giao thông.

 

30. Trẻ nói rõ ràng.

 

 

- Phát âm đúng rõ ràng những điều muốn nói để người khác hiểu được.

- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu

- Chơi: đóng kịch

- Trẻ kể chuyện qua tranh

31. Trẻ sử dụng được các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.

- Sử dụng đúng các danh từ, động từ, tính từ, từ biểu cảm, hình tượng trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp.

 - Chào hỏi khi đến lớp và mợi người xung quanh

 

33.Trẻ sử dụng được lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau

Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp

- Hướng dẫn trẻ nói các câu đơn, câu ghép trẻ hiện cảm xúc nét mặt phù hợp

35.Trẻ biết kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.

- Kể lại sự việc hiện tượng rõ ràng, mạch lạc theo trình tự

- Chú ý thái độ của người nghe để điều chỉnh cách kể hoặc giải thích lại lời kể.

- Kể chuyện sáng tạo.

37. Trẻ biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

 

 

- Mạnh dạn chủ động giao tiếp với mọi người. Bắt chuyện với bạn bè hoặc người lớn bằng nhiều cách khác nhau và duy trì, phát triển cuộc trò chuyện.

- Trò chuyện sáng cùng cô

38. Tự giác điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.

- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.

 Chơi “Ai có giọng nói hay"

39.Trẻ biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.

- Chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói và trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.

- Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác, không nói chen vào khi người khác đang nói.

- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt

- Chờ đến lượt

- Chơi “ đóng kịch”, pha nước chanh...

40.Trẻ biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói.

- Đặt câu hỏi để hỏi lại hoặc thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu lời người khác nói.

-  Hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi lại khi chưa hỉu

- Trò chuyện về một số điều bé thích và không thích.

42. Trẻ thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh.

 

 

 

 

- Thích đọc những chữ cái đã biết trong sách, truyện, bảng hiệu,...

- Chỉ và đọc cho bạn hoặc người khác những chữ có ở MTXQ

-Tham gia vào hoạt động nghe cô đọc sách, hỏi người lớn hoặc bạn bè những chữ chưa biết.

- Đọc chữ cái ở môi trường xung quanh.

 

43.Trẻ thể hiện sự thích thú với sách,  giữ gìn và bảo vệ sách.

 

 

- Thích chơi ở góc sách và tìm sách truyện để xem ở mọi lúc, mọi nơi.

Nhờ người lớn đọc những câu chuyện trong sách cho nghe hoặc nhờ người lớn giải thích những tranh, những chữ chưa biết.

- xem sách báo và kẻ lại nội dung câu chuyện qua hình ảnh

 

 

 

44. Có một số hành vi như người đọc sách

- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách và đọc theo hướng từ trái sang phải từ dòng trên xuống dòng dưới.

- Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách

- Trẻ tập đóng mở và lật

48.Trẻ biết sử dụng các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh, biết đặt các câu hỏi.

- Sử dụng các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có? và biết đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì?

- Kể chuyện theo tranh cùng cô.

- Trẻ xem kỹ năng sống “ Bé làm gì khi bị lạc”

49.Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.

- Thay một từ hoặc một cụm từ của một bài hát.

- Thay tên mới cho câu chuyện phản ánh đúng nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

- Đặt tên cho đồ vật mà trẻ thích

- Đặt tên mới cho đồ vật

51.Trẻ biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.

 

- Xem và nghe, đọc các loại sách khác nhau.

- Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu…để thực hiện điều muốn truyền đạt.

 - Nghe cô đọc truyện

- Bé tập viết ký hiệu, tên gọi

 

 

b.Làm quen chữ cái:

 

52.Trẻ biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của

bản thân

- Hướng trẻ tự mình viết ra, tạo ra những biểu tượng, hình mẫu kí tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các kí hiệu, chữ từ để chỉ biểu thị, cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân và đọc lại được những ý mình đã viết ra.

- Làm quen  chữ cái: o, ô, ơ

- Trò chơi nhóm chữ: o. ô. ơ.

- Tìm ký hiệu riêng theo tên trẻ.

 

 

53. Trẻ thực hiện được việc bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.

 

- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách.

- Sao chép chữ cái, từ, tên của mình.

- Sử dụng các dụng cụ viết,vẽ khác nhau .

- Bắt chước hành vi viết trong vui chơi và các hoạt động hàng ngày.

- Viết vẽ tự do trên sân

 

54.Trẻ biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình.

 

- Sao chép lại hoặc viết đúng tên của bản thân

- Nhận ra tên mình trên các bảng ký hiệu đồ dùng cá nhân và tranh vẽ

- Sao chép ký hiệu của mình và của bạn

 

 

55.Trẻ biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

 

- Khi “ viết” biết viết từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết.

- Thực hành vở LQCC.

56. Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học

- Trẻ chơi “Tìm chữ”

a.Khám phá khoa học

III.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 

57.Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh

- Tìm hiểu cái mới (đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới;....;  Đặt câu hỏi “Tại sao ?”

- Quan sát đồ chơi của lớp

- Trò chuyện về một số quy định của lớp học của bé

- Gọi tên các bạn trong lớp mà trẻ biết

- Trò chuyện về hoạt động một ngày của trẻ ở trường.

 

58.Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng.

- Phối hợp các giác quan khác nhau để quan sát, xem xét, thảo luận về đặc điểm sự vật hiện tượng.

Quan sát các kí hiệu

- Trò chuyện về một số đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường

- Quan sát bầu trời

69.Trẻ hay đặt câu hỏi.

- Đặc câu hỏi để tìm hiểu, làm rõ thông tin về một sự vật, hiện tượng, hay người nào đó

- Trường mầm non của bé. cổng trường mầm non

- Tìm hiểu lớp mẫu giáo của em

- Trò chuyện về việc bỏ rác đúng nơi qui định. Chơi theo ý thích

 

 

71.Trẻ nhận ra và loại một đối tượng không cùng nhóm với các loại đối tượng còn lại.

- Nhận ra sự khác biệt của các đối tượng không cùng nhóm.

- Giải thích, loại bỏ đối tượng khác biệt.

- Phân loại đồ dùng đồ chơi

- Tìm hiểu đồ dùng, đồ chơi trong lớp học

2. Khám phá xã hội:

 

89. Trẻ biết và nói được tên, địa chỉ, mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường lớp. Nói tên công việc của cô giáo và các bác công nhân viên trong trường.

- Tên, địa chỉ và những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non (mẫu giáo); công việc của các cô bác trong trường.

- Trường Mn của bé

- Đồ dùng, đồ chơi của lớp

- Làm thí nghiệm hạt gạo nhảy múa

- Quan sát đồ chơi trên sân trường

 

 

 

90. Trẻ nói được tên và đặc điểm của các bạn trong lớp.

- Đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

- Chơi tìm hiểu sở thích của các bạn; các hoạt động của các bạn.

b.Làm quen với toán:

 

72.Trẻ nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.

- Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.

- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10

- Đếm đến 6, nhận biết số lượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6.

- Ôn luyện đến đến 5 và đếm theo khả năng

- Tách, gộp 6 đối tượng thành 2 nhóm

- Bé tập viết chữ số: 1,2,3. Can các chữ số. Làm bài tập VLQVTS

 

74.Trẻ biết so sánh số lượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả.

- So sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10.

- So sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 10.

- Nhận biết ký hiệu: Hình học và con số

 

81.Trẻ biết gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự.

- Tên các ngày trong tuần theo thứ tự; Tên ngày đầu, ngày cuối của một tuần; Nói được trong tuần những ngày nào đi học, những ngày nào ở nhà.

- Nhận biết các ngày trong tuần.

 

IV.PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

a.Hoạt động tạo hình:

95. Trẻ biết tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.

- Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ, tô đồ theo các chấm in mờ không lệch.

- Vẽ trường mầm non

- Vẽ tự do ngoài sân trường

- Vẽ đồ chơi trong trường mầm non

- Vẽ đồ chơi bé thích

 

 

96. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, cắt, xé dán, nặn, xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kỹ năng cắt để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối: Cắt lượn sát theo đường viền thẳng, cong của các hình đơn giản. Cắt rời được hình, không bị rách;  Dán được các hình vào đúng vị trí không bị nhăn.

- Phối hợp các kỹ năng xé dán để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

- Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.

-  Làm tranh chủ điểm.

- Vẽ trường mầm non của bé.

 

 

 

 

 

- Vẽ đồ chơi tặng bạn.

- Cắt dán dây xúc dích trang trí lớp.

 

 

 

 

 

 

- nặn đồ dùng học tập

 

 

 

 

97.Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.

 

- Lựa chọn và sử dụng một số (khoảng 2-3 loại) vật liệu để làm ra 1 loại  sản phẩm

- Đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động

- Làm tranh chung theo chủ đề

98.Trẻ nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình.

 

- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.

- Đặt tên và giữ gìn sản phẩm

- Chơi với đất nặn.

 

 

100. Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục.

- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục.

- Nhận xét sản phẩm của mình và của bạn

 

101.Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.

 

- Có cách thực hiện 1 nhiệm vụ khác hơn so với chỉ dẫn cho trước mà vẫn đạt kết quả tốt, đỡ tốn thời gian.

- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống cách các bạn khác làm.

- Trẻ chơi theo nhóm

 

b. Hoạt động Âm nhạc:

 

102.Trẻ nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc

 

- Nghe các thể  loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca, nhạc cổ điển)

- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của bài hát, bản nhạc.

- Nghe cac bài hát dân ca: Lời thầy cô( dân ca Nghệ Tỉnh), ngày đầu tiên đi học

 - Nghe các thể  loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca các vùng miền, nhạc cổ điển)

- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết của các làn điệu dân ca ) của bài hát, bản nhạc.

- Nghe hát “ Cô giáo về Bản, mầm non mừng hội”

103. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.

- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

- Hát “ Em đi mẫu giáo, ngày vui của bé, chiếc đền ông sao,  Vui đến trường   

 

104. Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.

 

- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc.

- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhip, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp)

- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát, bản nhạc theo ý thích.

- Hát một số bài hát về chủ điểm, vận động, nhún nhảy, múa theo nhạc, chơi các trò chơi âm nhạc

 

 

V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI

108. Trẻ biết được vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học.

- Biết mình là con/ cháu/ anh/ chị/ em trong gia đình; là bạn/ cháu trong lớp học. Biết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo.

 

- Trò chuyện về các cô, các bác ở trường mầm non.

- Trò chuyện về cách cư xử công bằng trong nhóm bạn

- Chơi bán hàng, bác sĩ, cô giáo, gia đình

111.Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân

 

- Nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn các trò chơi, đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân. Thuyết phục bạn thực hiện những đề xuất của mình.

- Nhận biết những hành vi ngoan – hư; tốt – xấu

- Trò chuyện về nội quy lớp học.

 

112. Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.

 

-  Trẻ thể hiện được sự cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, vui thích khi hoàn thành công việc.

 

- Nhận biết ký hiệu: Hình học và con số

 

Bảo vệ những đồ dùng/Sản phẩm

của cá nhân và tôn trọng đồ dùng/ sản phẩm của người khác

- Trẻ giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn

 

114.Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân.

- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của bản thân.

- trẻ thảo thuận với bạn và trao đổi cùng cô

115.Trẻ nhận biết được các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.

 

- Nhận ra và nói được trạng thái, cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh ảnh.

-  Chia vui, chia buồn với người khác,giúp đỡ, chia sẽ, đồng cảm với người khác, Thể hiện sự quan tâm.

- Xem video các biểu hiện cảm xúc trên khuông mặt

 

 

 

 

 

 

 

- Trò chuyện với trẻ về cách chia sẽ vui buồn cùng bạn

 

121.Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.

 

- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi an ủi, giải thích, chia sẻ.

 

- Chơi thay đổi cảm xúc

 

 

122.Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi.

 

- Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực (khó chịu, tức giận...) của bản thân khi giao tiếp bạn bè và người thân.

- Nhập cuộc vào hoạt động nhóm và được mọi người trong nhóm chấp nhận

 

- Bác sĩ, bán hàng, gia đình, cô giáo

123. Trẻ biết thể hiện sự thân thiện đoàn kết với bạn bè; chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.

- Yêu mến, quan tâm đến bạn bè, chơi trong nhóm bạn bè vui vẻ, thoải mái

- Chia sẻ thông cảm với bạn bè trong nhóm chơi

- Chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện.

- Xem phim quà tặng cuộc sống.

124. Trẻ biết lắng nghe ý kiến, trao đổi thỏa thuận, thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với bạn.

- Sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp. Giao tiếp thoải mái, tự tin

- Lắng nghe và không ngắt lời người khác đang nói. Trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm của bản thân với bạn bè, người thân.

- Sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự

- Trò chuyện với trẻ về cách lịch sự trong giao tiếp

- Hướng dẫn trẻ sử dụng cử chỉ thể hiện sự lễ phép, lịch sự

 

125.Trẻ có nhóm bạn chơi thường xuyên.

- Chơi theo nhóm bạn và có bạn thân hay chơi cùng nhau.

- Cùng trao đổi và làm việc theo nhóm

 

127. Trẻ biết trao đổi ý kiển của mình với bạn

- Trình bày ý kiến của mình với các bạn để  thỏa thuận và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung với thái độ tôn trọng lẫn nhau.

- Dạy trẻ biết chia sẽ, giúp đỡ lần nhau.

128.Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

- Chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn.

- Phối hợp với bạn để thực hiện và hoàn thành công việc.

- Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

- Trẻ lấy và cất đồ dùng gọn gàng

 

129. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn

- Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn và người thân trong gia đình.

- Bé giup bố mẹ một số việc đơn giảng

 

130.Trẻ nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.

- Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác

- Xem video các hành vi giúp đỡ người khác

 

135. Trẻ chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.

- Điểm giống và khác nhau giữa mình với người khác: ngoại hình,cơ thể, khả năng, sở thích...

- Tôn trọng mọi người, không giễu cợt người khác hoặc tránh xa người khuyết tật

- Nghe kể chuyện" Đôi bạn tôt"

 

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 9212133400473413018

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item