Chủ Đề Nhánh Giao Thông Đường Thủy
Chủ Đề Nhánh Giao Thông Đường Thủy I/ Yêu cầu: - Cháu biết đứng ngay ngắn theo đội hình 3 hàng dọc, đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô...
Chủ Đề Nhánh Giao Thông Đường Thủy
I/ Yêu cầu:
- Cháu biết đứng ngay ngắn
theo đội hình 3 hàng dọc, đi vòng tròn theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết đi các kiểu chân:
mũi chân, gót chân, má bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh,…
- Rèn luyện tính kỷ luật
trong giờ tập thể dục.
II/ Chuẩn bị:
-
Sân bãi rộng rãi, thoáng mát.
- Nhạc theo chủ điểm cho các cháu tập.
III/ Tổ chức hoạt động:
- Cô cho các cháu đi thành vòng tròn
kết hợp các kiểu chân: mũi chân, gót chân, mép chân, chạy chậm, chạy nhanh,…
- Cô bắt đầu tập cho cháu tập các động tác thể dục
theo đúng nhịp điệu của bài hát “Em đi chơi thuyền”, kết hợp tập với các động
tác:
+Hô hấp 3: Thổi nơ bay.
+Động tác tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+Động tác chân 2: Đưa một chân ra trước, khuỵu gối.
+Động tác bụng 3: Đứng đan tay sau lưng, gập người về
phía trước.
+Động tác bật 2: Bật tiến về phía trước.
- Cho các cháu hít thở nhẹ nhàng, có
thể chơi trò chơi nhẹ “Đóng tàu”.
I/ Góc phân vai:
1/ Nội dung:
- Thợ đóng tàu.
2/ Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện được vai
thợ đóng tàu.
- Biết thực hiện đúng động
tác của công việc đóng tàu.
3/ Chuẩn
bị:
- Một số đồ dùng: búa, đinh,
keo, gỗ,… bằng nhựa.
- Các loại thuyền làm bằng
nguyên liệu mở.
4/ Tổ chức
hoạt động:
- Cô giới thiệu góc chơi cho
trẻ. Cho trẻ lựa chọn nhóm chơi và thỏa thuận vai chơi mà trẻ thích.
- Nhắc nhở trẻ đóng đinh cẩn thận kẻo trúng vào tay.
- Thích thú thể hiện vai chơi.
II/ Góc xây dựng:
1/ Nội dung:
- Xây bến tàu.
2/ Yêu cầu:
- Cháu biết xắp xếp, bố trí, lắp ghép
các nguyên vật liệu tạo nên mô hình bến tàu.
- Trẻ nhanh nhẹn, có kỹ năng.
3/ Chuẩn
bị:
- Khối gỗ, chai sữa, nắp ve, vỏ ốc, hoa, que gỗ, các
loại tàu thuyền bằng nhựa, tàu thuyền bằng chai sữa do cô làm.
4/ Tổ chức
hoạt động:
- Đàm thoại về nội dung của góc xây dựng.
- Các cháu phân vai và giao nhiệm vụ cho các vai.
- Cô quan sát cháu thực hiện và gợi ý
cho cháu thực hiện trong quá trình chơi.
III/ Góc tạo hình:
1/ Nội dung:
- Tô màu, cắt dán, vẽ, nặn PTGT đường
thủy.
- Chơi: triển
lãm nghệ thuật về các PTGT.
2/ Yêu cầu:
- Trẻ có kỹ năng nặn, cầm kéo
cắt, bôi hồ và dán.
- Trẻ biết cách cầm bút để tô
màu, ngồi tô đúng tư thế.
- Trẻ tô màu đều, không lem
ra ngoài.
3/ Chuẩn
bị:
- Giấy vẽ, bút màu cho trẻ.
- Giấy màu, hồ dán.
- Tranh tô màu các loại tàu thuyền.
- Bảng, đất nặn.
4/ Tổ chức
hoạt động:
- Trẻ lấy đất nặn và lăn tròn, ấn bẹt
tạo thành các loại tàu thuyền.
- Biết dùng các màu khác nhau để tô
PTGt đường thủy.
- Cô nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế,
hướng dẫn trẻ cách cầm viết.
IV/ Góc sách, truyện:
1/ Nội dung:
- Xem sách tranh, làm sách về các
PTGT đường thủy và kể chuyện.
- Hát các bài hát về chủ điểm “PTGT đường
thủy”.
2/ Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm và lật
sách.
- Qua tranh, trẻ biết quan sát và kể
lại nội dung bức tranh theo ý mình.
- Hát đúng nhịp và thể hiện được tình
cảm của mình qua bài hát.
3/ Chuẩn
bị:
- Các loại sách, tranh ảnh về chủ đề
“PTGT đường thủy”.
- Trống lắc, phách tre,…
4/ Tổ chức
hoạt động:
- Hướng dẫn trẻ cách đọc: đọc từ trái
qua phải, từ trên xuống dưới, nhắc nhở trẻ không làm nhăn sách.
- Cô giới thiệu cho trẻ quan sát và kể
lại. Gợi ý giúp trẻ sử dụng từ biểu cảm khi kể.
- Trẻ tự chọn nhạc cụ, lắng nghe giai
điệu và làm theo, kết hợp nhún nhảy, lắc người theo nhạc.
V/ Góc khám phá khoa học/ Góc thiên
nhiên:
1/ Nội dung:
- Quan sát các PTGT đường thủy.
- Chơi các trò chơi về phân loại các
PTGT đường thủy theo các dấu hiệu đặc trưng.
- Gấp thuyền thả nước.
2/ Yêu cầu:
- Biết gấp thuyền bằng giấy màu dưới
sự hướng dẫn của cô.
- Phát triển khả năng nhanh nhẹn của
đôi bàn tay và các giác quan.
3/ Chuẩn
bị:
- Thẻ lôtô PTGT đường thủy.
- Giấy màu, chậu nước.
4/ Tổ chức
hoạt động:
- Cô hướng dẫn trẻ gấp thuyền sao cho
khéo léo.
- Trẻ
biết nhường nhịn nhau khi chơi.
Post a Comment