PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Tìm hiểu sự kì diệu của nước Lớp 5 Tuổi
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Tìm hiểu sự kì diệu của nước Lớp 5 Tuổi I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ biết một số đặc điểm, tính...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2019/09/ptnt-tim-hieu-su-ki-dieu-cua-nuoc-lop-5-tuoi.html
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tìm hiểu sự kì diệu của
nước Lớp 5 Tuổi
I. Mục
đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất của nước: trong suốt không màu,
không mùi, không vị.
- Trẻ biết nước có thể hòa tan một số chất và nước bị đổi màu khi hòa tan
chất có màu sắc
- Trẻ biết nước
tồn tại ở 3 thể: Thể lỏng, thể rắn và thể khí
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ
năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.
- Rèn kĩ năng quan
sát,chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ
biết bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.
II. Chuẩn
bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Đồ dùng thí
nghiệm của cô: Cốc nước, sữa, đá, khay nước, nước nóng, gương soi….
2. Đồ dùng của trẻ:
- Dụng cụ thí
nghiệm cho trẻ: Cốc, thìa, muối, đường , siro, c sủi...
III. Tổ chức:
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của
trẻ
|
1.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho trẻ chơi trên nền nhạc bài hát:
Giọt mưa và em bé
- Gọi trẻ lại gần trò chuyện:
+ Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Mưa mang gì đến cho chúng ta?
+ Nước có đặc điểm gì?
- Nước rất kì diệu đấy hôm nay cô và
chúng mình cùng tìm hiểu sự kỳ diệu của nước nhé!
2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kì diệu của nước.
a. Đặc điểm, tính
chất của nước
- Các bé hãy xem cô có gì
đây?
- Các bé có nhận xét gì về
cốc nước của cô?
- Cô làm thí nghiệm cho trẻ
quan sát:
- Nước có màu gì?
Cô có 1 cốc sữa và một cốc
nước cô cho vào 2 cốc một chiếc thìa chúng mình cùng đoán xem cốc nào sẽ nhìn
thấy thìa?
- Sau khi cô làm thí nghiệm
chúng mình thấy nước có màu gì
=> Nước trong suốt không
màu.
- Nước còn có rất nhiều điều
thú vị nữa cô mời chúng mình về ngồi thành 3 nhóm để khám phá nhé!
- Chúng mình đoán xem nước
có mùi vị như thế nào?
- Để biết nước có mùi, có vị
gì không cô mời chúng mình ngửi và uống nước nào.
- Chúng mình thấy thế nào?
=>À đúng rồi nước không
có màu, không mùi và không có vị.
- Cô Biển: cô trang ơi nước
ngoài không có màu, không có mùi và không có vị thì nước có những đặc tính
rất thú vị nữa cô có một món quà dành tặng cả 3 nhóm đấy
- Nhóm con được tặng gì vậy
?
- Nhóm 1 pha c sủi vào cốc
+ Có cắn ăn được viên c sủi
này không?
+ Ở nhà chúng mình có được
bố mẹ mua C sủi cho uống không?
+ Phải làm thế nào mới có
thể dùng được viên c sủi này?
+ Nếu thả viên C sủi vào
nước điều gì sẽ xảy ra?
- Nhóm 2 hòa tan đường
+ Các con quan sát những hạt
đường như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi con
cho đường vào nước?
- Nhóm 3 hoà tan bột đậu
xanh
+ Đây là gì?
+ Khi cho bột đậu xanh vào
nước thì sẽ như thế nào?
- Chúng mình hãy làm thí
nghiệm với C sủi, với đường, với bột đậu xanh nhé
- Cô bao quát ,hướng dẫn trẻ
- Mời lần lượt đại diện 3
nhóm nhận xét.
=> Sau khi làm thí nghiệm
vơi 3 món quà mà cô biển tặng chúng mình có thể thấy nước có thể hòa tan một
số chất như muối, đường, c sủi, bột… nước có thể chuyển màu, chuyển mùi,
chuyển vị thành vị của các chất..
- Tích hợp cho trẻ chơi trò
chơi mưa to, mưa nhỏ
- Cô còn có một điều bí mật
nữa đấy chúng mình có muốn biết điều bí mật đó là gì không?
- Để biết được chúng mình hãy
giúp cô cất đồ dùng và ngồi lên đây với cô nhé!
- Cô có gì đây?
- Bây giờ cô sẽ cho một số
bạn lên đây làm thí nghiệm cùng cô nhé
- Chúng mình hãy cho tay vào
trong chậu nước và nắm thật chắc tay để cầm lấy nhiều nước, chúng mình nắm
chắc chưa? 1 2 3 chúng mình hãy nhấc tay lên nào?
- Chúng mình bạn đoán là bạn
ấy cầm được nhiều nước không?
- Các bạn hãy mở tay ra nào?
- Con có cầm được nước
không? Vì sao?
=> Nước tồn tại ở thể
lỏng, nước không có hình dạng, ta không thể cầm nắm được, ta có thể sử dụng
nước để uống, tắm rửa, tưới cây…
- Trời tối trời tối! Xuất
hiện khay đá
- Trời sáng rồi.
+ Cô có gì đây chúng mình?
+ Đây có phải hòn đá ở ngoài
sân trường không nhỉ?
+ Vì sao trong tủ lạnh lại
có đá?
+ Chúng mình thử sờ thử xem
cảm giác như thế nào ?
- Vì sao lại thấy ướt tay?
- À đúng rồi khi cho nước
vào trong tủ lạnh, hoặc ở những nơi có thời tiết lạnh giá nhiệt độ xuống thấp
nước sẽ đông cứng lại tạo thành đá, băng, tuyết. Khi ta ờ tay vào đá thấy ướt
vì khi đá ở nhiệt độ bình thường nóng hơn nhiệt độ trong tủ lạnh đá sẽ từ từ
tan ra thành nước và trở về thể lỏng. Vào mùa hè chúng mình không nên uống
nhiều nước đá sẽ gây viêm họng đấy
- Cô xuất hiện chiếc gương.
- Vì sao gương soi của cô
lại mờ và có những giọt nước liti thế này nhỉ?
- Bây giờ chúng
mình hãy quan sát xem vì sao nhé!
- Cô đưa ra một
cốc nước nóng và đặt lên mặt cốc một chiếc gương soi.
- Điều gì xảy ra
với chiếc gương? Vì sao?
- Chúng mình thấy
hiện tượng nước bốc hơi ở đâu nữa?
- Khi nước ở
nhiệt độ cao nước sẽ bốc hơi bay lên tạo thành một làn hơi nước mờ mờ như làn
khói, khi gặp vật cản hơi nước sẽ
ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước liti đấy chúng mình ạ
- Vậy nước cong
tồn tại ở thể gì nữa?
=> Nước tồn tại ở 3 thể:
Lỏng, rắn, khí.
- Vừa rồi chúng mình đã được
làm gì? được khám phá đặc tính của
nước rất thú vị phải không nào. Ngoài rất kỳ diệu nước còn có rất nhiều tác
dụng đấy!
- Nước có tác dụng gì?
- Chúng mình phải làm gì để
bảo vệ nguồn nước?
* Giáo dục: Nước
là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng mình hãy giữ gìn
và bảo vệ nguồn nước không vứt rác xuống ao, hồ, sông suối và sử dụng tiết
kiệm nước bằng cách lấy vừa đủ nước khi uống, không xả quá nhiều nước và khóa
vòi nước khi không sử dụng. Chúng mình có đồng ý không nào?
3. Hoạt động 3:
- Kết thúc: Hôm nay chúng
mình học rất giỏi được khám phá về nước rất diệu kỳ bây giờ cô và chúng mình
cùng hát vang bài hát cho tôi đi làm mưa với nhé!
|
- Trẻ chơi tự do
- Trẻ lại gần cô
- Hạt mưa và em bé
- Mưa
- Mang nước đến
- Trẻ trả lời
- Trẻ ngồi thành 2 hàng ngang
- Cốc nước
- Trẻ nhận xét
- Trẻ quan sát
- Trẻ đoán
- Nước không màu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về 3 nhóm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ uống nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Không ạ
- Có ạ
- thả vào nước
- Trẻ đoán
- Nhỏ li ti
- Trẻ dự đoán
- Bột đậu xanh
- Trẻ đoán
- Trẻ thực hiện thí nghiệm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ cất đồ giúp cô
- Trẻ về chỗ ngồi
- Chậu nước
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Đi ngủ thôi
- Ò ó o
- Khay đá
- Không ạ
- Cho nước vào tủ lạnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
|
Post a Comment