GIÁO ÁN LỚP NHỠ CÔN TRÙNG - CHIM
GIÁO ÁN LỚP NHỠ Phát triển nhận thức CÔN TRÙNG - CHIM 1. Mục tiêu - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, vận đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2019/03/giao-an-lop-nho-con-trung-chim.html
Phát triển nhận thức
CÔN
TRÙNG - CHIM
1. Mục
tiêu
- Trẻ
biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, môi trường sống, vận động, ích lợi/ tác hại của
một số côn trùng, chim như: ong, bướm, muỗi, chuồn chuồn, kiến,… chim sâu, chim gõ kiến, chim én, …
- Biết
so sánh các con côn trùng – chim này với nhau.
- Trẻ tích
cực tham gia tṛ chơi, hoàn thành vở bài tập
- Giáo dục cháu biết ích lợi và tác hại của một số côn trùng
2. Chuẩn bị
- Thời gian: 30- 35 phút.
- Địa
điểm: Lớp học.
- Đồ
dùng của cô: tranh : ong, bướm, chuồn chuồn, chim sâu, bồ câu…
- Đồ
dùng của trẻ: vở bài tập, viết ch́, màu sáp
3. Tổ chức hoạt động
STT
|
Cấu trúc
|
Hoạt động của cô/ trẻ
|
1
2
3
|
Hoạt động
1:
Bé yêu các con vật
Hoạt động 2:
Cùng
nhau khám phá
Hoạt động 3:
Bé
thực hiện
|
* Tṛ
chuyện, gây hứng thú
-
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “Con chuồn
chuồn”
-
Các con vừa hát bài hát nói con gì?
-
Ngoài con chuồn chuồn các con còn biết những con côn trùng nào nữa?
-
Hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, thức ăn, cách di
chuyển, sinh sản và môi trường sống của các côn trùng và một số loại chim
nhé!
* Quan sát - đàm thoại:
-
Cô đố: “ Con gì bay thấp trời mưa, bay
cao thì nắng , bay vừa vừa thì râm” ?
-
Cô gắn tranh chuồn chuồn lên bảng: Con chuồn chuồn gồm có bộ phận nào? Có mấy
chân? Nó sống ở đâu? Chuồn chuồn là côn trùng có ích hay có hại? ( có ích:
Báo cho ta biết thời tiết)
-
Cô đố: “Con gì bé tí, chăm chỉ suốt ngày, bay khắp vườn cây, kiếm hoa làm
mật? Đó là con gì
-
Cho trẻ xem tranh ong: ong gồm có những bộ phận nào? Có mấy chân?
-
Con ong sống ở đâu? Tổ nó được xây ở chỗ nào?
( trên cây, lùm cây)
-
Hàng ngày ong chăm chỉ kiếm hoa để làm gì ?
( làm mật)
-
Người ta thường lấy mật ong để làm gì?
-
Con ong gọi là côn trùng, là côn trùng có ích hay có hại ? ( có ích: vì tạo
mật cho chúng ta làm thuốc, có hại : nó chít đau và sưng)
-
Giới thiệu bướm , châu chấu…tương tự.
-
Ngoài côn trùng mà cô đã giới thiệu con còn biết loại côn trùng nào nữa ?
Cháu kể…
-
Cô đố :
“
Con gì nho nhỏ,
Cái
mỏ xinh xinh,
Chăm
nhặt, chăm tìm,
Bắt sâu cho lá”
Đó
là con gì ?
-
Cho trẻ xem tranh chim sâu: Chim sống
ở đâu? chim ăn gì? Chim có mấy chân? Chim bay được nhờ gì?
-
Tại sao chim đậu trên cành cây được mà không bị ngã ? ( vì chân nó có móng
vuốt)
-
Giới thiệu tương tự , bồ câu.
-
Các con so sánh xem ong và bứơm giống và khác nhau ở điểm nào?
-So
sánh chim sâu và bồ câu…
* Trò chơi
-
Con muỗi ve vo: Dang tay làm muỗi bay, miệng kêu ve vo, ve vo…
-
Cả lớp chơi vài lần.
* Thực hành vở khám phá
khoa học:
- Hăy nói tên các con vật có trong tranh
- Đánh dấu x vào ô vuông bên cạnh con vật không có chân
- Nối con vật có số chân phù hợp với chữ số trong
khoanh tṛn.
- Kết thúc: Hát
bài “Con cào cào”
|
Post a Comment