Thơ: Rong và cá
Thơ : Rong và cá I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ được tên bài thơ: “Rong và cá”, tên tác giả: Phạm Hổ, hiểu được nội dung bài thơ.Tr...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/02/tho-rong-va-ca.html
Thơ: Rong và cá
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ
được tên bài thơ: “Rong và cá”, tên tác giả: Phạm Hổ, hiểu được nội dung bài
thơ.Trẻ thuộc bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Qua bài
thơ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, cung cấp cho trẻ vốn từ ngữ phong
phú.
- Thông qua nội dung bài thơ cô giáo dục trẻ
biết yêu quý bảo vệ các con vật sống dưới nước.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Cô thuộc
nội dung bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.
- Tranh vẽ
minh họa nội dung bài thơ.
- Nhạc bài
hát nói về chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ cá, mũ rong, trẻ được làm quen trước với bài
thơ.
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô đọc câu đố:
“Con gì có
vẩy có đuôi
Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ Mẹ thường đem rán đem kho Ăn vào mau lớn giúp cho khỏe người Là con gì?”
- Cô trò chuyện cùng
trẻ về chủ đề thông qua câu đố
- Cô nói cho trẻ biết về lợi ích của các
con vật sống dưới nước và giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sống của chúng, biết lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn
của cô, biết chăm sóc bảo vệ các con cá cảnh: cho chúng ăn
2. Hoạt động 2: Nội
dung hoạt động.
* Cô giới thiệu bài thơ: "Rong và cá"- tác giả Phạm Hổ.
- Cô đọc thơ
lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp động tác minh họa
+ Hỏi trẻ tên
bài thơ, tên tác giả?
- Cô mở hình
ảnh minh hoạ nội dung bài thơ cho trẻ quan sát và nhận xét.
Hỏi trẻ:
+ Bức tranh vẽ gì đây ?
+ Bức tranh miêu tả điều gì ?
+ Cô rong màu gì?
+ Có nhiều con cá không?
+ Đàn cá đang làm gì? Ở đâu?
-
Giảng nội dung: Qài thơ “rong và cá”, tác giả đã miêu tả về vẻ đẹp của cây
rong và đàn cá nhỏ dưới hồ nước trong xanh.
- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp sa bàn
- Cô cho trẻ đọc cùng cô 2- 3 lần.
* Trích dẫn kết hợp đàm
thoại.
- Vẻ đẹp của cô rong xanh đượctác giả miêu tả như thế nào ?
- Cây rong mọc ở đâu?
- Cây rong xanh mọc ở đâu ?
- Chúng mình thấy rong dưỡi nước thân
hình như thế nào?
- 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả vẻ đẹp của cô rong xanh trong hồ nước
- Cô đọc trích dẫn:
" Có cô rong xanh
.........................
Nhẹ nhàng uốn lượn ".
- Từ khó “tơ nhuộm”: có nghĩa là tác giả miêu tả màu sắc của cây rong rất
bóng, đẹp và mềm mại. Cho trẻ đọc từ khó cùng cô 2 lần.
Hỏi trẻ:
- Đàn cá nhỏ có đuôi màu gì ?
- Đàn cá bơi ở đâu ?
- Ai đã múa lượn quanh cô rong?
- Đàn cá múa tác giả ví như thế nào?
- 4 câu thơ cuối nói về vẻ đẹp của đàn
cá nhỏ đang bơi quanh cô rong như đang múa.
- Cô đọc trích dẫn:
" Một đàn cá nhỏ
..............................
Múa làm văn công ".
- Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
(trong khi trẻ đọc, cô sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ)
- Cô giáo dục trẻ thông qua nội dung bài
thơ phải biết yêu quý bảo vệ các con vật sống dưới nước, không được vứt rác
bừa bãi xuống nguồn nước để giữ cho nguồn nước được trong sạch.....
-
Cô nhận xét giờ học.
-
Củng cố: Hỏi trẻ tên bài thơ?
3. Hoạt động 3: Kết
thúc hoạt động: Chuyển hoạt động khác.
|
- Trẻ giải câu đố.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Vâng lời cô.
- Trẻ lắng nghe và biết tên bài thơ
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý quan sát tranh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe, hiểu nội dung bài thơ
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô.
- Nghe hiểu từ khó và đọc từ khó cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô.
- Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ lắng nghe cô giáo dục.
- Lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chuyển hoạt động.
|
Post a Comment