Múa minh họa bài hát: Cá vàng bơi
VĐ: Múa minh họa bài hát: "Cá vàng bơi" NH: Bèo dạt mây trôi TC: Ai đoán giỏi I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên b...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/02/mua-minh-hoa-bai-hat-ca-vang-boi.html
VĐ: Múa minh họa bài hát:
"Cá vàng bơi"
NH: Bèo dạt
mây trôi
TC: Ai đoán giỏi
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài vận động múa minh họa theo lời
bài hát: "Cá vàng bơi".Trẻ biết tên bài hát: “Bèo dạt mây trôi” dân
ca đồng bằng Bắc Bộ. Trẻ hứng thú nghe cô hát bài: “Bèo dạt mây trôi”, cảm nhận
được làn điệu dân ca mượt mà của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trẻ biết chơi trò chơi:
“Ai đoán giỏi” chơi đúng luật.
- Phát triển
kỹ năng vận động của trẻ, qua trò
chơi phát triển tai nghe cho trẻ.
- Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm để các động
vật sống dưới nước có nơi để sinh sống. Đồng thời ăn đủ các loại thực phẩm như:
tôm, cá, cua, ốc để có nhiều canxi giúp ích cho sự phát triển của xương.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Tranh minh hoạ nội dung bài hát: "Bèo dạt mây trôi".
- Đài, băng, đĩa, máy tính có ghi nhạc bài hát trên.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Phách tre, xắc xô
- Mũ chóp kín, hoa tay (Mỗi trẻ 2 cái hoa tay)
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô đọc câu đố về con cá vàng.
“Con gì 8 cẳng 2 càng
Bò đi bò lại?”
Đó là con gì?
- Trò chuyện với trẻ về chủ ®Ò thông qua câu đố.
- Giáo dục
trẻ bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm
để các động vật sống dưới
nước có nơi để sinh sống. Đồng thời ăn đủ tôm, cá, cua, ốc để có nhiều
canxi...
2. Hoạt động 2: Nội dung hoạt động học
a. Vận động:
Múa minh họa
- Cô giới thiệu vận động “Vận động minh họa:
Bài hát cá vàng bơi”
Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
Cô làm mẫu lần 2: Phân tích (thực hiện động tác theo từng câu hát)
+ “Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể
nước”: 2 tay đưa sang 2 bên, bằng vai, đưa lên hạ xuống nhịp nhàng
+ “Ngoi
lên”: Đưa 2 tay từ dưới lên cao qua đầu.
+ “Lặn
xuống”: Đưa 2 tay từ trên cao xuống dưới.
+ “Cá
vàng múa tung tăng”: 2 tay đưa ra phía trước, tay phải hạ xuống, tay trái
đưa lên nhịp nhàng làm động tác cá bơi.
+ “Hai
vây xinh xinh, sao mà bơi nhanh thế”: 2 tay đưa sang 2 bên, bằng vai, đưa
lên hạ xuống nhịp nhàng.
+ “Cá
vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh”: 2 tay đưa ngang ngực, đồng
thời quay tay vòng tròn trước ngực, lưng hơi cúi.
+ “Cá vàng bắt bọ gậy”: Đưa 2 tay sang
ngang ôm vòng tròn trước ngực, giả làm động tác bắt bọ gậy.
+ “Cho nước thêm sạch trong”: Mở rộng 2
tay
sang 2 bên.
- Trẻ thực hiện
cùng cô 2 - 3 lần (trong khi trẻ vận động cô chú ý sửa sai, động viên khích
lệ trẻ để trẻ thêm hứng thú)
-
Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên thực hiện.
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài hát, tên vận động ?
b. Nghe hát:
- Cô giới thiệu tên
bài hát: "BÌo d¹t m©y tr«i"- d©n ca đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cô hát
lần 1: Hỏi tên bài, tên tác giả?
- Cô cho
trẻ quan sát và đàm thoại hình ảnh minh họa nội dung bài nghe hát. Hỏi trẻ:
+ Trong
tranh có những hình ảnh gì?
+ Trong hình
ảnh có ông trăng không?
-
Giảng nội dung: Bài hát
"Bèo dạt mây trôi" với giai điệu tha thiết, mượt mà là làn điệu dân
ca đậm chất quê hương của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Cô hát lần 2 kết hợp múa minh
họa
- Cô hát lần
3: Mở nhạc cho trẻ hát và
vận động cùng cô.
c. Trò chơi âm nhạc: "Ai đoán
giỏi"
- Cô giới thiệu trò chơi:
"Ai đoán giỏi"
+ Luật chơi: Không được bỏ
mũ chóp ra khi bạn đang hát.
+ Cách chơi: Cô chọn 1 trẻ
lên chơi đội mũ chóp kín. Sau đó cô
cho một trẻ khác đứng dậy hát, khi bài hát kết thúc trẻ đội mũ chóp phải đoán
được tên bạn vừa hát là ai? Bạn đã hát bài hát gì? Nếu đoán sai sẽ bị phạt
hát 1 bài, còn nếu đoán đúng thì cô đổi vai chơi cho bạn khác.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4
- 5 lần
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô
nhận xét, động viên khuyến khích trẻ. Khi trẻ đã chơi thành thạo, cô tăng số
lượng trẻ hát, số lượng đồ dùng gõ đệm để tăng độ khó cho trẻ.
- Cô nhận xét giờ học.
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài
học?
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
Chuyển hoạt động khác.
|
- Lắng nghe cô đọc
câu đố
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
cô giáo dục.
- Trẻ biết tên
vận động.
- Lắng nghe, quan sát cô.
- Trẻ quan sát
lắng nghe cô hướng dẫn.
-
Trẻ múa minh họa cùng cô từ 2 - 3 lần.
- Trẻ thực hiện vận động
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
biết tên bài, tên làn điệu dân ca.
- Lắng nghe cô
hát và trả lời.
- Chú ý quan
sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hiểu nội
dung bài nghe hát.
- Trẻ quan sát
- Trẻ vận động
cùng cô.
- Trẻ biết tên
trò chơi.
- Biết luật
chơi.
- Trẻ biết cách
chơi.
- Trẻ chơi trò
chơi
- Lắng nghe cô
nhận xét
- Lắng nghe cô
- Nhắc lại tên
bài học.
- Trẻ chuyển
hoạt động.
|
Post a Comment