PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI O
CHỦ ĐỀ NHÁNH:TRƯỜNG MẦM NON THÂN THƯƠNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN CHỮ CÁI O I. Mục tiêu: - Trẻ n...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/phat-trien-ngon-ngu-hoat-dong-hoc-lam-quen-chu-cai-o.html
CHỦ ĐỀ NHÁNH:TRƯỜNG MẦM NON
THÂN THƯƠNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN CHỮ CÁI O
I.
Mục tiêu:
- Trẻ nhận biết được và
phát âm đúng chữ “o ”, biết được cấu tạo chữ cái “o”
- Rèn luyện kĩ năng nghe đọc các chữ cái, hứng thú
tham gia trò chơi.
- Giáo dục trẻ ham thích học chữ cái, biết hợp tác
với bạn trong khi chơi.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Máy tính
- Hình ảnh 1 số
cô chú làm việc trong trường mầm non, hình bảo vệ dưới hình có chữ “ bảo vệ ”
- Thẻ chữ cái cho cô và trẻ
- Nhạc
* Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái o, ơ, ô
- Các vật liệu cho trò chơi: kim sa, cát màu, mũ
mus cắt vụn,tranh rỗng chữ “n”, 2 cây có quả kèm chữ cái, 2 cái rổ, 3 cái vòng
* Địa điểm:
- Lớp lá 3
* Thời gian: 8h-8h35 phút.
III. Tiến trình:
STT
|
Cấu trúc
|
-Cô và trẻ cùng hát bài
“ trường chúng cháu là trường mầm non”
- trong bài hát có nhắc đến gì?
- Vậy trường mầm non có những ai?
*Giáo dục: trong trường mầm non có cô giáo, cô cấp dưỡng, chú
bảo vệ, y tế,.. Các cô chú đều làm việc rất cực nên chúng ta phải biết ơn các
cô chú
- Để tỏ lòng biết ơn như thế nào?
- Bỏ rác đúng quy định, ăn hết suất cơm,…
- Cô cho trẻ xem hình “bảo vệ”
- Cô có hình “bảo vệ ” và dưới tranh cô có từ “bảo vệ ”.
- Cô đọc cho trẻ nghe
rồi cho trẻ phát âm.
-Cô vừa đọc vừa chỉ vào
từ cho lớp phát âm.
Hỏi trẻ:
-Từ “ bảo vệ ”có bao nhiêu tiếng? (2 tiếng tiếng bảo và tiếng vệ)
-Từ “ bảo vệ ” có bao nhiêu chữ cái? (cho trẻ đếm và nói được 7 chữ
cái)
Cô viết từ “bảo vệ ” lên bảng (mẫu chữ in thường, cô viết từ trái sang phải)
- Nhìn xem từ “bảo vệ ” cô viết có giống với từ “bảo vệ ” trên bảng không?
-Mời trẻ lên chỉ chữ
cái đã học và phát âm lại.
-Mời trẻ lên chỉ chữ cái đã học và phát âm
lại
- Hôm nay cô sẽ dạy chữ
cái mới trong từ “o” là chữ cái “ o ”.
- Cô phát âm mẫu 3 lần
- Nhìn khẩu miệng cô
đọc, các con đọc lưỡi hơi uốn và phát âm mạnh ra
- Mời lớp-tổ-nhóm, chú
ý sửa sai cho trẻ.
* Phân tích cấu tạo
chữ “o”
-Cô hỏi trẻ? Chữ cái “o” có cấu tạo như thế nào? (một nét cong kính).
-Đây là mẫu chữ cái “o” in thường
-Cô giới thiệu mẫu chữ
khác: chữ “o” in hoa, chữ “o” in thường, chữ “n” viết thường
- Tuy có nhiều mẫu chữ
khác nhau, nhiều cách viết khác nhau nhưng điều phải phát âm là “n”
- Cô cho trẻ phát âm.
- Các bạn học chữ cái
rất giỏi cô có một thử thách cho các bạn là cho các bạn chơi một trò chơi là “ chọn chữ ”.
- Cách chơi: Cô
và các con đều có 3 chữ cái o,ô,ơ , khi nghe cô phát âm
chữ cái nào thì các con lấy đúng chữ cái có trong rổ hoặc cô đưa chữ cái lên thì các con sẽ phát âm chữ cái đó.
- Luật chơi: Khi
nghe hiệu lệnh của cô thì các con phải đưa chữ cái lên thật nhanh.
- Cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ chơi
- Nhận xét sau khi
chơi.
*Trò chơi 1: chọn đồ dùng học tập trong lớp.
-Cách chơi: cô chia lớp thành hai
đội lần lượt các bạn bậc qua 3 chiếc vòng rồi chạy lên chọn dồ dùng có dán chữ cái “o” rồi để vào rổ của đội mình rồi chạy về chạm tay bạn
kế tiếp, đội nào chọn được nhiều quả đúng với chữ cái sẽ là đội chiến thắng
- Luật chơi: Mỗi bạn chì lấy một món đồ dùng học tập một quả rồi chạy về .
*Trò chơi 2: tạo hình
chữ cái “ o”
-Cách chơi: cô
kết nhóm trẻ thành 3 nhóm và trẻ sẽ ghép tranh rồi tạo hình chữ cái o bằng các vật liệu khác nhau theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: đội
nào thực hiện nhanh nhát và đẹp thì đội đó chiến thắng.
-Nhóm 1: tạo hình bằng
hạt kim sa
-Nhóm 2: tạo hình bằng
len
-Nhóm 3: tạo hình bằng
mus vụn
- Cho trẻ chơi
-Cô bao quát trẻ
-Cô nhận xét sản phẩm
của trẻ.
* Kết thúc : nhận xét tiết học
tuyên dương trẻ
|
|
1
2
3
3
|
HĐ 1: Gây hứng thú giới thiệu
bài.
HĐ 2: Bé học chữ cái “o”
Ôn luyện chữ cái
HĐ 3:Bé cùng chơi với chữ cái
|
Post a Comment