Giáo án lớp lá Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp
Giáo án lớp lá Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết một số quy định của lớp. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-la-lam-quen-voi-cac-ky-nang-sap-xep-do-dung-do-choi-trong-lop.html
Làm quen với các kỹ năng sắp xếp
đồ dùng đồ chơi trong lớp
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ
biết một số quy định của lớp.
-
Trẻ có nhận thức ban đầu về một số việc tự phục vụ: tự thực hiện một số công
việc vệ sinh cá nhân như: Đi vệ sinh, lau miệng, rửa tay, uống nước, cất đồ
dùng cá nhân...
-Trẻ gọi
đúng tên và sử dụng đúng công dụng của một số đồ dùng đồ chơi trong lớp học.
- Trẻ
biết xếp các đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn
luyện kỷ năng quan sát, lắng nghe, sự khéo léo tự treo đặt đồ dùng cá nhân.
- Trẻ
vui tươi vào lớp, tham gia vui chơi cùng các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Lớp
học sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, các giá móc, treo, đặt
đồ dùng của trẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức
- Cô
cùng trẻ hát bài “Cháu đi mẫu giáo”. Cùng trẻ trò chuyện các hoạt động của trẻ
khi đến lớp.
2.
Hoạt động 2: Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Cô dạy
trẻ một số quy định của lớp học: Đến lớp chào tạm biệt bố mẹ, chào cô giáo, để
đồ dùng cá nhân của mình đúng nơi mà cô giáo đã quy định, sau đó cùng chơi với
các bạn, khi có hiệu lệnh của cô phải nhanh chóng tập trung và làm theo yêu cầu
của cô, trong các hoạt động không nói chuyện riêng tích cực tham gia các hoạt
đông, khi muốn nói, trả lời thì phải giơ tay, khi muốn ra ngoài thì phải xin
phép cô...
- Trò
chuyện với trẻ về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Cô dẫn
trẻ đến từng góc, phòng để đồ. Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
trong lớp.
- Cho
trẻ quan sát hình ảnh thực hiện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
3. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập cũng cố:
- Cô yêu
cầu trẻ thực hiện lại các quy định trên
* Kết
thúc hoạt động:
- Cũng
cố, nhận xét, tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CÁC GÓC:
-
Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc sách truyện.
-
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc
-
Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề
-
Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
-
Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp
cùng với các nhóm chơi khác.
C. HOẠT ĐỘNG VUI
CHƠI NGOÀI TRỜI.
*
Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời, quang cảnh mùa thu.
* Trò chơi vận động: Ném bóng qua dây.
*
Chơi tự do.
1. Chuẩn bị:
-Địa
điểm: Sân rộng bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
-Trang
phục: Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
-Đồ
chơi: dây, bóng, dây, một số đồ chơi ngoài trời.
2. Cách tiến hành:
-Trước
khi ra ngoài trời cô cho trẻ ăn mặc quần áo gọn gàng, phù hợp với thời tiết, đi
giày, dép và đi thành 2 hàng.
-
Cô nói rõ địa điểm, mục đích của buổi đi dạo: Quan sát bầu trời và quang cảnh
của mùa thu. Cô nhắc nhở trẻ 1 số qui định khi đi dạo: không được
chạy lộnxộn, xô đẩy nhau, đi theo hàng, không được hái hoa, bẻ cành, khi nghe
hiệu lệnh của cô phải tập trung lại.
*
Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời, quang cảnh mùa thu.
+Các
con biết là ở miền bắc chúng mình có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Cô
giới thiệu cho trẻ nghe về các mùa.
+Bây
giờ đang là mùa gì?
=>
Các con hãy quan sát xem bầu trời, cây cỏ, thời tiết của mùa thu có
đặc điểm như thế nào nhé.
- Trong quá trình quan sát cô đặt các câu hỏi
để thu hút sự chú ý của trẻ:
+
Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? có cao và trong xanh không?
+
Thời tiết thì như thế nào? (nóng lạnh
hay mát mẻ?) Các con thấy có dễ chịu không? Con có thích thời tiết của mùa thu
không?
+
Cây cối trong mùa thu như thế nào? ...
=>
Cô khái quát lại đặc điểm thời tiết, khí hậu, quang cảnh của mùa thu.
* Trò chơi vận động: Ném bóng qua dây.
Cô hướng dẫn trẻ
cách chơi, luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi.
- Cách chơi: Trẻ
cầm bóng trên tay, theo hiệu lệnh của cô, trẻ ném bóng qua dây.
Khi nghe hiệu lệnh
của cô, trẻ chạy lại nhặt bóng để vào rổ và đi về cuối hàng.
- Cô bao quát,
giúp đỡ trẻ chơi khi cần thiết.
- Tổ chức cho trẻ
chơi 3 lần.
*
Chơi tự do.
-Cô
giới hạn khu vực chơi.
-
Khi trẻ chơi cô bao quát chung để đảm bảo an toàn cho trẻ.
-
Cô nói rõ địa điểm, mục đích của hoạt động và nhắc nhở trẻ 1 số qui định khi
tham gia hoạt động: không được chạy lộn xộn, xô đẩy nhau.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. Vệ sinh các góc
chơi.
1.Mục
đích- yêu cầu:
- Luyện
tập thói quen dọn dẹp đồ dùng đồ chơi gọn gàng.
- Trẻ
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hiểu được ý nghĩa của công việc và hào hứng
tham gia.
2. Chuẩn
bị: Khăn, chổi lông, chậu nước, bao tay, thau, sọt rác..
4. Tiến
hành:
+ Cô
giới thiệu họat động và phân công công việc cho các nhóm.
+ Trẻ
thực hiện, cô theo dõi hướng dẫn và giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Trò
chuyện để trẻ thấy được ý nghĩa của việc gĩư
gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
+ Kết
thúc: Nhận xét – tuyên dương những trẻ hoàn thành tốt công việc và thm gia tích
cực, nhắc nhở những trẻ chưa nghiêm túc khi thực hiện.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi
với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
3. Hoạt động nêu gương, trả trẻ:
- Cô yêu
cầu trẻ kể những hoạt động mà trẻ đã thực hiện trong ngày và nêu lên những công
việc tốt lời nói hay của mình và bạn đã thực hiện được trong ngày. Cô và trẻ
công nhận tuyên dương.
- Giáo
dục trẻ biết làm việc tốt, lời nói hay.
- Cắm
cờ: Cô tặng cờ cho trẻ và tuyên dương.
* Trả
trẻ: Cô dặn trẻ:
- Chào
hỏi khi ra về, về đến nhà, trước khi ăn, vệ sinh thân thể, lễ phép, trước khi
đi ngủ và ngày mai làm gì trước khi đến trường.
- Cho
trẻ chơi tự do, cô quan sát trẻ chơi cho đến khi có bố mẹ đến đón.
Post a Comment