Lớp 3 tuổi Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn
CHỦ ĐỀ: Trường Mầm non bé yêu Lớp 3 tuổi Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/lop-3-tuoi-on-nhan-biet-hinh-vuong-hinh-tron.html
CHỦ ĐỀ: Trường Mầm non bé yêu
Lớp 3
tuổi
Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn
Nội dung
|
Kết quả mong đợi
|
Chuẩn bị
|
Tiến hành
|
Hoạt động chung
Ôn nhận biết hình vuông, hình tròn
|
- Trẻ phân biệt được hình vuông, hình tròn
- Trẻ nhận biết được hình qua màu sắc khác nhau.
|
- Mỗi trẻ một rổ có hình vuông, hình tròn các màu sắc
khác nhau.
- Các hình lớn hơn cho cô.
- Máy chiếu, máy tính, nhạc…
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ đi thăm ngôi trường của bạn thỏ trắng, trò
chuyện cùng trẻ về hình dạng các cửa ra vào, cửa sổ của trường bạn thỏ trắng.
*Nội dung:
- Các con vừa đi đâu về?
- Trường học của bạn thỏ trắng như thế nào?
- Bạn Thỏ trắng có gửi tặng lớp mình rất nhiều hộp quà
đấy. Chúng mình cùng khám phá nào.
+ Cô mở slide hộp quà 1: Hình vuông.
- Đây là hình gì?
- Hình vuông này có màu gì?
Các con hãy nhanh tay tìm cho cô hình vuông trong rổ của
mình nào.
Cho trẻ đọc to “Hình vuông”
- Hãy đặt hình xuống bảng nào.
+Cô mở slide 2, hình tròn:
- Đây là hình gì?
- Hình tròn này có màu gì?
Hãy nhanh tay tìm trong rổ của
mình hình tròn và dơ lên nào.
Cho trẻ đọc to “Hình tròn”.
*Trò chơi: Ai nhanh hơn
Cô nói tên hình gì, hoặc màu gì
thì trẻ chọn và dơ lên rồi đọc to tên hình và bỏ vào rổ của mình.
Cô cho trẻ chơi 2-3 lượt. Cô kiểm
tra, động viên trẻ chơi.
*Kết thúc: Cô cùng trẻ đọc thơ
“Rửa tay”, cất đồ dùng học tập.
|
Dạo chơi ngoài
trời
Hướng dẫn trò chơi “Cáo và thỏ”
- TCVĐ: Chạy tiếp cờ
- Chơi theo ý thích
|
- Trẻ nhớ tên trò chơi và cách chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú với hoạt động.
|
- Mũ cáo, mũ thỏ
- Cờ, hai ghế ngồi của trẻ.
|
*Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát “Em đi mẫu
giáo” ra sân. Cô cùng trẻ trò chuyện về các hoạt động ở trường Mầm non.
*Nội dung:
Cô giới thiệu tên trò chơi cho
trẻ biết, cho trẻ nhắc lại tên trò chơi để nhớ.
Cô nêu luật chơi và cách chơi: Chọn một cháu làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ
còn lại làm thỏ và chuồng thỏ. Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có một trẻ làm chuồng.
Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị
cáo đuổi. Trước khi chơi, cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của
mình. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay
lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài đồng dao “Cáo và thỏ”. Khi đọc hết
bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng
cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều
phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, đổi vai chơi cho nhau.
- Cô tổ cức cho trẻ chơi thử 1 lượt.
Cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lượt.
*TCVĐ: Chạy tiếp cờ
Cô nêu cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi
3-4 lượt.
*Chơi theo ý thích:
Cô hướng dẫn trẻ chơi.
|
Hoạt động góc
GC:- Chơi
bán hàng, cắm hoa.
GKH:
- Xây lớp học của bé
- Vẽ trường mầm non
- Nghe kể chuyện “Nếu
không đi học”
- Chơi với cát, nước
|
(Xem
kế hoạch góc chơi buổi sáng)
|
||
Hoạt động chiều
Rèn kỹ năng các góc chơi
- Chăm sóc cây
- Tô màu trường Mầm non
- Xây hàng rào
|
- Trẻ có các kỹ năng
chơi các góc
- Trẻ khéo léo, tự tin.
|
- Các góc chơi gọn gàng, đồ
chơi đầy đủ,…
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ nhún nhảy tự do
theo nhạc bài “Cháu đi mẫu giáo”. Trẻ lên ngồi gần bên cô.
*Nội dung
Cô giới thiệu cho trẻ về nội
dung các góc chơi, tạo hứng thú cho trẻ và hướng trẻ vào các góc chơi cần rèn
luyện.
- Trẻ nhẹ nhàng về góc chơi mà
trẻ thích.
- Cô đến từng góc chơi gợi ý
cho trẻ chơi. Hướng trẻ vào các nội dung cần rèn.
- Cô trò chuyện cùng trẻ kích
thích trẻ chơi, trả lời các câu hỏi.
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ cất đồ dùng đồ chơi
gọn gàng.
|
Post a Comment