Tạo hình: Tô màu một số, đồ dùng, dụng cụ của nghề
Tạo hình: Tô màu một số, đồ dùng, dụng cụ của nghề HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Hát bài hát: Ước mơ của bé I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU : 1. Kiến ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/tao-hinh-to-mau-mot-so-fo-dung-dung-cu-cua-nghe.html
Tạo hình: Tô màu một số, đồ dùng, dụng cụ của nghề
HOẠT ĐỘNG BỔ
TRỢ: Hát bài hát: Ước mơ của bé
I. MỤC ĐÍCH -YÊU
CẦU:
1. Kiến
thức:
- Trẻ biết tên gọi, tác dụng, đặc
điểm một số đồ dùng, dụng cụ của một số nghề: nghề may, nghề xây dựng, nghề bác
sĩ...
- Trẻ biết cách tô màu các đồ
dùng, dụng cụ đó
2. Kỹ
năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ
có chủ định
- Rèn kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài, đều màu, kín hình.
- Phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo
cho trẻ
3. Thái
độ:
- Trẻ thích lao động tạo sản phẩm,
biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn
- Có ý thức nề nếp trong giờ học,
biết cất gọn gàng đồ dùng học tập sau khi học.
- Giáo dục trẻ tôn trọng các nghề,
trân trọng sản phẩm của người lao động.
II.
CHUẨN BỊ:
1.
Đồ dùng, đồ chơi:
- Clip trình chiếu một số nghề phổ
biến
- Khu triển lãm đồ dùng một số
nghề
- Tranh các nghề: Nghề xây dựng,
nghề may, nghề bác sĩ, nghề nông..
- Tranh chưa tô màu một số đồ
dùng, dụng cụ của nghề
2. Địa
điểm: Tổ chức trong lớp học.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ xem clip về một số
nghề:
+ Đây là nghề gì?
+ Họ đang làm gì?
+ Họ có những đồ dùng gì?
+ Những nghề đó tạo ra sản phẩm/
ích lợi gì?
- Giáo dục trẻ tôn trọng các
nghề và trân trọng sản phẩm lao động
2. Giới thiệu bài.
- Để giúp các bác thợ làm ra
nhiều sản phẩm, hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau “Tô màu đồ dùng dụng cụ một
số nghề” để tặng các bác. Chúng mình có đồng ý không?
3. Hướng dẫn
a. Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại:
- Cô tổ chức cho trẻ xem triển lãm đồ dùng dụng cụ một số nghề
+ Các con nhìn thấy những gì?
+ Các đồ dùng đó là đồ dùng của nghề gì?
+ Những đồ dùng đó để làm gì?
+ Đồ dùng đó có đặc điểm gì?
- Cô củng cố lại những đồ dùng tương ứng với các nghề và đặc điểm,
công dụng của chúng
b. Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu một số đồ dùng dụng cụ của một số
nghề.
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ chiếc ống nghe của Bác sĩ và đàm thoại:
+ Trên bức tranh có đồ dùng gì?
+ Ai là người dùng đến đồ dùng này?
+ Bác sĩ cần đến ống nghe để làm gì?
+ Ai có nhận xét gì về đặc điểm của chiếc ống nghe?
+ Chiếc ống nghe này được tô màu như thế nào?
+ Muốn tô được đồ dùng đó phải làm như thế nào?
- Cô củng cố lại: Chiếc ống nghe được bác sĩ dùng để khám bệnh. Cô tô
màu cẩn thận, đều màu, kín hình và không chờm ra ngoài.
- Tương tự cô đàm thoại về các đồ dùng của nghề khác: nghề thợ xây,
nghề giáo viên
c. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ nhắc lại kĩ năng tô màu, tư thế ngồi, cách cầm bút.
+ Hỏi ý định trẻ sẽ tô màu gì cho đồ dùng, dụng cụ?
+ Tô màu đồ dùng đó, con sẽ tô màu như thế nào?
- Cô gợi ý ý định và cách tô màu của trẻ, kết hợp màu sắc trẻ
- Cho trẻ thực hiện trên nền nhạc
- Cô hướng dẫn trẻ yếu kỹ hơn về kỹ năng tô màu
- Nhắc nhở trẻ cách cầm bút, tư
thế ngồi
- Cô nhắc nhở trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
d. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
+ Các con vừa được làm gì?
- Cô cho trẻ giới thiệu về nghề của mình
+ Con đã tô màu gì? Đó là dụng cụ, đồ dùng của nghề nào?
+ Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình, của bạn
- Cô đưa ra những nhận xét chung
4. Củng cố
+ Hôm nay các con được học gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng người lao động giữ gìn đồ dùng dụng
cụ sản phẩm của các nghề do con người
tạo ra.
5. Kết thúc:
- Cô nhận xét – Tuyên dương
- Cho trẻ hát bài “Ước mơ của bé”
- Cô cùng trẻ cất gọn gàng đồ dùng học tập
|
- Trẻ quan sát cip
- Nghề may, nghề bác sỹ, nghề xây
dựng....
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Có ạ!
- Trẻ quan sát khu triển lãm và gọi tên, nêu công dụng, đặc điểm nổi bật,
của đồ dùng dụng cụ một số nghề phổ biến
quen thuộc.
- Trẻ quan sát tranh
- Chiếc ống nghe
- Bác sĩ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát và đàm thoại
- Cầm bút bằng tay phải và bằng
3 đầu ngón tay…
- 1,2 trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Tô màu dụng cụ một số nghề
- Trẻ giới thiệu bài tô màu
- Trẻ tự nhận xét bài của
mình của bạn.
- Tô màu đồ dùng, dụng cụ một
số nghề
- Trẻ lắng nghe
- Chú ý
- Trẻ hát to rõ ràng
- Cùng cô cất dọn đồ dùng.
|
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRONG NGÀY.
+
Số trẻ nghỉ học ……………………… ( Ghi rõ họ, tên):
……………………………………………………………………………………..……..
+
Lý do: …………………………………………………………………………………………………………………
+
Tình hình của trẻ trong ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………
+ Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động (Đón trẻ - thể
dục sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều )
…………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment