Giáo Án Lớp Mầm Vận động múa Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
CHỦ ĐỀ: Bác Hồ kính yêu Giáo Án Lớp Mầm Vận động múa “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-mam-van-dong-mua-dem-qua-em-mo-gap-bac-ho.html
CHỦ
ĐỀ: Bác Hồ kính yêu
Giáo Án Lớp Mầm
Vận động múa “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Vận động múa “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
NH: Nhớ ơn Bác
TCAN: NGhe hát thỏ nhảy vào chuồng
|
- Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, hát đúng lời, giai điệu và
vận động được bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” sáng tác Xuân Giao.
- Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với Bác.
- Nghe cô hát bài “Nhớ ơn Bác” cảm nhận được giai điệu bài
hát.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và thi đua sôi nổi.
Giáo dục trẻ kính yêu Bác Hồ.
|
- Tranh ảnh về
Bác.
- Video bài hát “Nhớ ơn Bác”
- Hoa tay cho cô và trẻ , xắc xô
|
1. Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ quan sát và trò chuyện về
bức tranh Bác hồ với các cháu thiếu nhi.
Các con có biết đây là ai không?
À đây là Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đấy.
Còn đây là ai?
Các bạn nhỏ đang làm gì?
Đúng rồi các bạn nhỏ đang múa
hát quanh Bác Hồ đấy. Bác Hồ là vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Tuy Bác rất bận nhưng bác vẫn
giành rất nhiều thời gian cho các cháu thiếu nhi. À để không phụ lòng yêu
thương của Bác các con phải cố gắng thật ngoan và học thật giỏi nhé.
2. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
* Hôm nay cô sẽ tổ chức chương
trính trò
chơi
âm nhạc tại lớp mẫu giáo chúng
ta
với chủ đề “Bác Hồ với các cháu
thiếu nhi”
- Đến với chương trình sẽ có 4
trò chơi.
+ Trò chơi 1: Giọng ca vàng.
+ Trò chơi 2: Múa dẻo.
+ Trò chơi 3: Món quà bí mật
+ Trò chơi 4: Thỏ
nghe hát nhảy vào chuồng
Nào chúng ta cùng đến với trò
chơi thứ nhất nào.
-
Trò chơi 1: “Giọng ca vàng”
+ Trước tiên các con cùng nghe
đoán xem đây là bài hát gì? Cô mở nhạc cho trẻ nghe.
Các con vừa nghe bài hát gì?
Đúng rồi. Đó chính là giai điệu
bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” của nhạc sỹ Xuân Giao đấy.
Các con cùng hát với cô nào.
Bây giờ cô sẽ cho hai đội cùng hội
ý và lần lượt hát dưới các hình thức khác nhau như: Cả đội, tam ca, song ca,
đơn ca…
Cả hai đội hát rất là hay, cô
khen cả lớp nào. Bài hát này có thể kết hợp múa rất là đẹp. Hôm nay cô sẽ dạy
cho các con vận động bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ nhé”
-
Trò chơi 2: “Múa dẻo”
+ Cô vận động cùng đàn
Các con cùng chú ý nhìn cô vận động
bài “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
+ Cô vận động và phân tích chậm
các động tác.
Động tác 1: “Đêm qua …Bác Hồ”
Các con úp lòng bàn tay và đặt lên má, đồng thời mắt nhắm, người đung đưa
theo nhịp bài hát.
Động tác 2: “Râu …bạc phơ”, hai
tay vuốt cằm và vuốt tóc.
Động tác 3: “Em âu…má Bác”, ôm
hai tay vào ngực và đưa 2 tay chỉ lên má.
Động tác 4: “Vui …múa hát”, đưa
2 tay lên và múa cuộn vào trong.
Động tác 5: “Bác …em ngoan”,
nhún tự nhiên và đưa tay lên.
Để vận động đẹp hơn cô sẽ phát
cho mỗi bạn 1 đôi hoa tay.
- Cô mời cả lớp cùng vận động
theo cô nào. (vận động 2 lần)
- Các con rất giỏi cô khen cả lớp
nào. Bây giờ 2 tổ sẽ múa thi đua nhau.
- Cô sẽ mời nhóm đại diện của 2
tổ lên thi.
- Bây giờ mỗi tổ sẽ cử 1 bạn lên
hát và vận động bài “Đêm Qua em mơ gặp Bác Hồ”. Cô mời tổ 1 lên nào.
(Cô quan sát sửa sai cho trẻ
khuyến khích trẻ múa đẹp thể hiện tình cảm của trẻ đối với Bác Hồ)
Các con vừa múa hát bài hát gì?
Các con hát và vận động rất là
giỏi. Bây giờ chúng mình sẽ đến với trò chơi thứ 3 “Món quà bí mật”.
-
Trò chơi 3: “Món quà bí mật”
+ Món quà cô muốn gửi tới lớp
mình đó là cô hát tặng lớp mình hát bài “ Nhớ ơn Bác”. Các con cùng lắng nghe
nhé.
- Lần 1: Cô hát múa vận động
minh họa
Giảng nội dung: Với giai điệu
trong sáng và thiết tha bài hát nói lên tình yêu rất lớn của Bác giành cho
các cháu và lúc nào các cháu cũng nhớ công ơn Bác, kính yêu Bác.
- Lần 2: Cô hát múa vận động
minh họa
Cô sẽ hát lại lần nữa và múa
minh họa cho lớp mình xem nhé.
- Lần 3 : Cho trẻ xem video bài
hát.
Các con vừa được nghe cô hát và
múa minh họa bài “Nhớ on Bác”. Bây giờ cô sẽ cho lớp mình xem video bài hát
này nhé.
Các con vừa được nghe cô hát và
xem video về bài hát “Nhớ ơn Bác”. Bây giờ chúng mình cùng đến với trò chơi
cuối cùng.
- Trò chơi 4: “ Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
- Cách chơi: Cô đặt một số vòng tròn dưới nền, số vòng nhiều
hơn số bạn chơi . Cô hát , các con sẽ
làm các chú thỏ đi ngoài vòng tròn, cô hát nhanh trẻ đi nhanh, cô lắc xắc
xô nhỏ các con đi chậm và lại gần vòng
tròn. Cô lắc xắc xô to các con phải nhanh chân nhảy vào vòng tròn, bạn nào
không nhày vào vòng thì thua cuộc, và sẽ bị phạt làm theo yêu cầu của những bạn
thắng.
- Cho trẻ chơi vài
lần.
- Các con chơi rất là giỏi, đã hết giờ rồi giờ
sau cô sẽ cho lớp mình chơi tiếp nhé.
- Nhận xét chơi.
|
DẠO
CHƠI NGOÀI TRỜI
QS
tranh lăng Bác
TCVĐ:
Cáo và thỏ
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết nơi xây dựng lăng Bác
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ lắng Bác
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
|
- Tranh lăng Bác.
- Loa, nhạc.
- Mũ cáo, mũ thỏ.
|
HĐ 1: Gây hứng thú
Cô cùng trẻ đọc thơ “Ảnh Bác” và trẻ đứng tự do quanh cô. Cô cùng trẻ
trò chuyện về nội dung bài thơ.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh
Cô cùng trẻ đến từng bức tranh quan sát và cùng trò chuyện về các bức
tranh về lăng Bác.
- Bức tranh này vẽ gì?
- Lăng Bác có đặc điểm như thế nào?
- Lăng Bác xây dựng để làm gì?
Quan sát tranh khung cảnh trong lăng Bác:
- Còn bức tranh này vẽ gì?
- Bên trong lăng Bác có những gì?
Giáo dục trẻ phải luôn giữ gìn các di sản văn hóa, luôn có thái độ
kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
* Trò chơi vận động “Cáo và thỏ”
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi, luật chơi của trò chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô cổ vũ và động viên trẻ trong quá
trình chơi.
*Chơi theo ý thích;
Cô hướng dẫn trẻ chơi, gợi ý cho trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Tô màu lăng Bác
GKH:
- Nấu một số món ăn bé thích
- Xây Công viên mùa hè
- Đọc sách về Bác Hồ
- Đong đo cát nước, lau lá cây.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Sinh
hoạt tập thể
Tập
nhảy dân vũ “Việt Nam ơi”
-
Chơi tự do
|
- Trẻ nhớ tên bài tập
- Trẻ nhớ nhịp nhạc của bài
- Trẻ hứng thú tập
|
- Loa, nhạc bài tập
- Máy tính, máy chiếu, xắc xô
|
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài tập
Cô cùng trẻ ổn định vị trí.
Cô giới thiệu tên bài tập cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại tên bài tập
để trẻ nhớ.
*Hoạt động 2: Bài tập
- Cô mở nhạc của bài tập cho trẻ nghe 1-2 lượt.
Hỏi lại trẻ tên bài hát.
- Cô mở nhạc và nhảy cho trẻ xem 1 lượt.
Các con vừa xem cô biểu diễn bài gì?
- Cô tập cho trẻ từng động tác nhảy, sắp xếp các động tác theo thứ tự
và không mở nhạc.
Tập khi trẻ dần hình dung thứ tự các động tác nhảy thì cô ghép thành
bài nhảy từ đầu đến cuối bài.
Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước Việt Nam. Có ý thức bảo vệ, giữ
gìn chủ quyền của dân tộc trên đất nước mình.
- Mở nhạc và cô nhảy cho trẻ nhảy theo 2-3 lượt.
*Kết thúc:
Cô hỏi trẻ về tên bài tập, dặn dò trẻ về nhà tập thuộc bài.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
|
Post a Comment