Giáo Án Lớp Mầm Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu
CHỦ ĐỀ: Bác Hồ kính yêu Giáo Án Lớp Mầm Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-mam-tro-chuyen-ve-bac-ho-kinh-yeu.html
CHỦ
ĐỀ: Bác Hồ kính yêu
Giáo Án Lớp Mầm
Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu
|
- Trẻ biết được tình cảm của
Bác với thiếu nhi và mọi người.
- Biết được ngày sinh của Bác
Hồ, biết được lăng Bác ở quãng trường Ba Đình.
- Qua đó giáo dục cháu lòng yêu kính Bác
|
- Tranh : lăng Bác, Bác đang
cho em bé ăn, Bác đang bế em bé, Bác trò chuyện với các cháu thiếu nhi, Bác
đang nhảy múa với thiếu nhi.
|
* Hoạt động 1: Giới thiệu:
- Hát bài “em mơ gặp Bác Hồ”
- Tại sao bạn nhỏ mơ gặp Bác Hồ?
- À, lúc Bác Hồ còn sống Bác bận nhiều công
việc nhưng Bác vẫn luôn quan tâm chăm sóc các cháu nhỏ, Bác rất yêu thương
các cháu nhỏ và tình cảm đó còn ghi lại đến bây giờ. Cô lấy các con xem nhé!
* Hoạt động 2. Trò chuyện tìm hiểu về Bác Hồ
kính yêu:
- Cô có tranh về ai đây?
- Bác có vầng trán thế nào? Đôi mắt của Bác
ra sao? Da dẻ như thế nào?
- À, Bác có vầng trán cao, rộng, đôi mắt
long lanh sáng ngời như vì sao, da dẻ hồng hào.
- Bác có sinh nhật vào ngày tháng nào?
- Khi còn sống Bác làm gì của nước ta?
- Khi còn sống Bác là chủ tịch nước của nước
ta. Bác sinh vào ngày 15 tháng 9 và hàng năm cứ đến sinh nhật Bác là mọi người
treo cờ và tổ chức các cuộc thi ca hát múa để tưởng nhớ Bác.
- Bác có câu thơ dạy bảo các bé thiếu nhi rất
hay:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
- Nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Còn em bé thể hiện tình cảm với Bác như
thế nào?
- À, em bé được Bác bế trên tay nên vui sướng
câu cổ Bác, ôm hôn vào má Bác. Bác rất bận nhưng Bác vẫn dành thời gian cho
các cháu nhỏ, dành tình yêu thương, chăm sóc các cháu với sự yêu thương ấm áp
như 1 người ông với cháu của mình.
- Con xem, Bác còn làm gì đây?
- Bác đang nắm tay các cháu nhỏ nhảy múa ca
hát thật vui vẻ, rồi Bác còn phát bánh kẹo cho các cháu nữa. Vào những dịp lễ
tết, hay tết trung thu Bác gửi quà và thư chúc tết cho các cháu nhỏ trên khắp
cả nước.
- Con có thuộc bài thơ nào nói về Bác
không?
- Cháu đọc thơ “ảnh Bác”
- Khi còn sống Bác đã dặn các cháu nhỏ những
gì?
- Bác dạy các bạn nhỏ làm những việc gì?
- À, Bác dặn các bạn nhỏ chơi ở gần nhà để
tránh bom đạn, và làm việc nhà như: quét nhà, giữ gà, biết ra hầm ngồi tránh
bom đạn. Chính vì tình cảm ấm áp của Bác đã để lại cho các bạn nhỏ nhiều tình
thương yêu cho đến bây giờ, các con có yêu kính Bác không?
- Vậy con thể hiện tình cảm với Bác như thế
nào?
- Cháu hát múa bài “nhớ ơn Bác”
- Ngoài ra Bác còn quan tâm chăm sóc cho ai
vậy con?
- Bác đang nói chuyện với ai vậy con?
- À, Bác còn giúp đỡ các bác nông dân trồng
lúa, các chú công nhân làm đường, rồi giúp bơm nước vào đồng ruộng. Con xem
Bác còn làm gì hằng ngày đây?
- Bác đang cầm gì vậy con? Để làm gì?
- Bác còn cho cá ăn, tưới nước vun gốc cho
các cây quanh nhà như: cây vú sữa, cây ổi.
- Con xem mỗi sáng Bác làm gì?
- Bác khuyên bảo mọi người hàng sáng phải
năng tập thể dục cho mạnh khỏe để làm việc và học tập. Còn các con thì sao, mỗi
ngày con làm gì cho khỏe mạnh?
- À, tất cả mọi người nhỏ, lớn hay già đều
phải tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
- Mặc dù bây giờ Bác không còn nhưng mà vườn
cây nhà Bác vẫn tươi tốt cho nhiều quả, ao cá vẫn có nhiều cá, ngôi nhà của
Bác vẫn sạch sẽ mát mẻ.
- Khi Bác mất đi nhân dân ta đã đặt Bác nằm
nghỉ ở đâu?
- Lăng Bác được xây ở Thủ đô Hà Nội, và
hàng năm cứ đến ngày lễ là nhân dân đi đến để viếng Bác.
*Hoạt động 3: Trò chơi
- Chơi động: “hát múa về Bác”
cháu thi nhau hát múa về Bác, ai hát múa dẻo hay thì 10 điểm.
- Chơi tĩnh: “ghép hình” chia
cháu 2-3 đội thi nhau ghép hình lăng Bác ai nhanh thì thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Chúng ta vừa trò chuyện về
ai?
- Cô tóm ý giáo dục: Để tưởng
nhớ về Bác Hồ kính yêu mọi người ai ai cũng lo học hành, làm việc, và các con
còn nhỏ thì cố gắng chăm lo học hành, ăn giỏi, ngủ đúng giờ, nghe lời cha mẹ
thầy cô và cố gắng thành cháu ngoan Bác Hồ, tháng nào cũng có thật nhiều hoa
bé ngoan.
|
DẠO
CHƠI NGOÀI TRỜI
Làm
đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
TCVĐ:
Kéo
cưa lửa xẻ
-
Chơi theo ý thích
|
- Trẻ cách kết hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ dùng,
đồ chơi để chơi.
- Trẻ sáng tạo, mạnh dạn và tự tin.
- Hứng thú hoạt động và chơi trò chơi
|
- Ống hút, dây cước, lá cây, vòng chun, bông tăm đã nhuộm màu, bọt biển
hình tròn, giỏ cắm hoa, ...
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc bài hát “Bốn mùa”. Trẻ đứng tự
do quanh cô. Cô giới thiệu cho trẻ biết về nội dung hoạt động.
*Nội dung:
Hôm nay cô sẽ cùng các con làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự
nhiên nhé.
Với các vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn, các con hãy tự mình sáng tạo,
kết hợp chúng với nhau để tạo nên các sản phẩm là đồ dùng, đồ chơi để chơi,
như: Làm vòng đeo tay bằng ống hút, làm con trâu bằng lá mít hay cắm hoa bông
tăm,....
- Cô có đồ dùng gì đây các con?
Cô cho trẻ về chọn các nhóm vật liệu trẻ thích, trẻ ngồi làm và cô hướng
dẫn, gợi ý cho trẻ làm.
Cô khen và động viên trẻ làm.
*TCVĐ: Kéo cưa lửa xẻ
Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi của trò chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. Cổ vu và động viên trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi, gợi ý và hướng dẫn trẻ chơi với các loại đồ
chơi trẻ vừa làm được.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Chế biến các món tráng miệng, chơi bán hàng, mẹ con.
GKH:
- Xây nhà quê Bác
- Cắt dán lá cờ Việt Nam
- Nghe kể chuyện về Bác Hồ
- Chơi với cát, nước, pha màu nước
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Rèn
kỹ năng góc: +Xây công viên
+Xé
dán hoa sen
+Nấu
các món đặc sản Hà Tĩnh
|
- Rèn kỹ năng xây gạch thẳng hằng, kỹ năng xếp chồng vật lên vật
- Rèn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động theo nhóm.
|
- Đồ chơi các góc đầy đủ, bài trí đẹp mắt, dễ lấy
- Loa máy, nhạc chủ điểm
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Nắng sớm” trẻ lên ngồi bên cô, cùng xem tranh về sản
phẩm các góc chơi. Trò chuyện cùng trẻ.
*Nội dung:
Cô mở nhạc trẻ tự chọn và về góc chơi để chơi.
Cô đến các góc chơi gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi.
- Đặt một vài câu hỏi đàm thoại cho trẻ trả lời, nhận mạnh các kỹ
năng cần rèn cho trẻ.
- Gợi ý và hướng trẻ vào các nội dung cần rèn luyện ở trẻ.
- Cô nhập vai chơi cùng trẻ để tạo thêm hứng thú cho trẻ.
|
Post a Comment