Giáo án Lớp Mầm Nhận biết 1 và nhiều
Chủ đề: Yêu lắm chú bộ đội trường sa Giáo án Lớp Mầm Nhận biết 1 và nhiều
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-mam-nhan-biet-1-va-nhieu.html
Chủ đề: Yêu lắm chú bộ đội trường sa
Giáo án Lớp Mầm
Nhận biết 1 và nhiều
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Nhận biết 1 và nhiều
|
-Trẻ nhận biết một số con vật
có số lượng một và nhiều
- Phát triển cho
trẻ ngôn ngữ toán học về “Một và nhiều đối tượng”.
- Phát triển tư duy so sánh
trực quan hình ảnh và hoạt động với đồ vật.
- Phát triển kỹ năng nhận biết
và tham gia các trò chơi.
|
- Mô hình đàn gà, vịt trong
sân
- Một số hình ảnh con vật
nuôi trong gia đình đẻ nhiều con và ít con
- Đồ chơi mẹ con đàn gà, đàn
vịt
- Chuồng gà, chuồng vịt, chướng
ngại vật.
|
*Gây
hứng thú:
-
Cô và
trẻ chơi “Gà tìm mồi”
+ Các con vừa chơi gì vậy?
+ Gà mà biết gáy là con gà
gì? Gà mà cục tác là con gà gì? Gà kêu chiếp chiếp là con gà gì?
+ Cô cho các con xem đàn gà
có những chú gà gì nhé
*Hoạt động trọng tâm:
- Hoạt động
1: Cho trẻ nhận biết và trải nghiệm.
+ Bây giờ các con quan sát
đàn gà của cô có bao nhiêu gà mẹ? Có bao nhiêu chú gà con? Gà là động vật
nuôi ở đâu?
+ Vậy các con kể cho cô nghe
những con vật nuôi trong gia đình có một mẹ và nhiều con nào
* Hoạt động 2: Cung cấp biểu tượng một và nhiều.
- Cho trẻ xem tranh trên
slide và trò chuyện cùng trẻ:
+ Để biết rõ hơn những con vật
nuôi trong gia đình có một mẹ và nhiều con cô cháu ta cùng vào máy xem nào
- Hình một con mèo và nhiều con
cá.
+Các con nhìn xem đây là gì
nào?
+Đây là một con mèo và nhiều
con cá. Cả lớp nhắc lại theo cô nào: “con mèo và nhiều con cá”. (cho trẻ nhắc
lại 1 – 2 lần).
- Hình một con vịt mẹ và nhiều
con vịt con.
+Các con nhìn xem đây là gì
nào?
+Đây là một con vịt mẹ và nhiều
vịt con. Cả lớp nhắc lại theo cô nào: “một con vịt mẹ và nhiều vịt con”. (cho
trẻ nhắc lại 1 – 2 lần).
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+ Bây giờ cô làm gà mẹ các
con làm gà con cùng đi tìm mồi nào (cô và cháu đi tìm giun trong sân)
+ Có mấy gà mẹ đây? Gà mẹ tìm
được mấy con giun? Con là gà gì? Một chú gà con tìm được mấy con giun?
*Liên hệ thực tế:
+ Cô muốn cô muốn: Cô muốn
các con đi khám phá ở các góc và chọn cho mình một và nhiều đồ vật mà các con
thích.
- Củng cố và nhắc lại cho trẻ.
*Trò chơi luyện tập
Trò chơi
1: “Ai nhanh nhất”
- Cách
chơi: Cô chia trẻ thành hai đội. Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ hội ý nhìn lên màn
hình chọn ra nhóm con vật có số lượng một và nhiều.
- Luật
chơi: Phải theo yêu cầu của cô, không được đưa đáp án trước tiếng xắc xô
Trò chơi
2: “Gà, Vịt về chuồng”.
- Cách chơi: Trẻ đi chơi xung
quanh lớp khi có hiệu lệnh về đúng chuồng có số lượng là một trẻ chạy về đúng
ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu lệnh về đúng chuồng có số lượng
là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều.
- Luật chơi: Bạn nào chạy về
không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi.
*Kết thúc:
- Cô tuyên dương, khen ngợi
trẻ.
+ Bây giờ chúng mình cùng
nhau vận động theo bài hát “Ba em là lính biển” nào.
|
DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
Đọc
thơ bé nghe “Em làm chú thợ”
TCVĐ:
Kéo
co
-
Chơi theo ý thích
|
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ
- Trẻ biết về nghề xây dựng và yêu quý nghề
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
|
- Tranh thơ
- Loa, máy chiếu , nhạc chủ điểm
- Dây kéo co
- Một số đồ dùng, đồ chơi và học liệu chơi ngoài trời.
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. Trẻ đứng
gần cô, cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề:
- Ở nhà bố mẹ các con làm nghề gì?
- Các con biết gì về nghề công nhân xây dựng?
*Nội dung:
Để biết thêm về nghề xây dựng, hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu nội
dung bài thơ “Em làm chú thợ”.
Bây giờ các con nhẹ nhàng ngồi xuống tại chỗ lắng nghe cô Nga đọc thơ
nào.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1.
- Lần 2, cô đọc thơ kết hợp với tranh thơ.
Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô Nga đọc bài thơ gì?
- Em bé trong bài thơ làm nghề gì?
- Nghề thợ xây làm những công việc gì?
- Ngoài ra còn làm những công việc gì khác nữa ?
- Sản phẩm của nghề xây dựng là những gì?
*Giáo dục:
- Các con ạ, nghề thợ xây là một nghề rất vất vả, các cô chú công
nhân xây dựng phải mang vác nặng, làm rất là nhiều việc. Cho nên các con phải
biết ơn các chú, các cô công nhân xây dựng, phải tôn trọng và bảo vệ các sản
phẩm của họ.
- Cô đọc thơ cho trẻ đọc theo 3-4 lượt.
- Mời các tổ đọc thơ. Cô sửa sai, tuyên dương trẻ
- Mời nhóm bạn lên đọc thơ. Cô khen trẻ.
*TCVĐ: Kéo co
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. Cô động viên và cổ vũ trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ
|
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Nấu cơm cho các chú bộ đội, bày tiệc, cắm hoa
GKH:
- Xây huyện đảo Hoàng Sa
- Làm búp bê bằng rơm
- Tô màu tranh một số nghề
- Chơi với cát, nước, pha màu nước.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Rèn
kỹ năng góc: +Chăm sóc cây
+
Bày bàn tiệc
+Xây
doanh trại bộ đội
|
- Trẻ có kỹ năng xây, xếp, ghép
- Trẻ biết chọn màu và pha vào nước
- rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng di bút màu đều.
|
- Đồ dùng, đồ chơi các góc đầy đủ
- Tranh nghề nông
- Loa, nhạc chủ điểm
|
*Gây hứng thú: Cô cùng trẻ nhún nhảy theo nhịp nhạc bài “Tía má em là
nông dân”. Trẻ lên ngồi gần cô. Cô cùng trẻ trò chuyện về một số sản phẩm của
các góc
*Nội dung:
Cô mời trẻ thích góc nào thì nhẹ nhàng về góc chơi đó để chơi.
- Cô bao quát trẻ trong lúc chơi, gợi ý, hướng trẻ vào những nội dung
cần rèn luyện.
- Cô đến các góc chơi trò chuyện cùng trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp
trong lúc chơi
*Kết thúc:
Cô đến các góc chơi cùng trẻ nhận xét các sản phẩm chơi của trẻ.
|
Post a Comment