Giáo án lớp lá Làm quen đội hình đội ngũ theo tổ
Giáo án lớp lá Làm quen đội hình đội ngũ theo tổ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết xếp hàng và ngồi theo tổ - Trẻ biết các bạn tron...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-la-lam-quen-doi-hinh-doi-ngu-theo-to.html
Làm quen đội hình đội ngũ theo tổ
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết xếp
hàng và ngồi theo tổ
- Trẻ biết các bạn trong tổ của mình, biết
xếp hàng theo đúng tổ của mình.
- Rèn luyện kỷ năng giao tiếp, ôn một số bài hát và trò
chơi mà trẻ biết
- Trẻ biết thực hiện theo các hiệu lệnh về đội hình, đội
ngũ của cô, của bạn
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động do
cô tổ chức.
- Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.
II.
CHUẨN BỊ:
- Lớp học sạch sẽ, đồ
dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, sân rộng sạch sẽ an toàn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - ổn định tổ chức
- Cô và trẻ chơi trò chơi cùng trẻ trò chuyện
các hoạt động của trẻ trước khi đến lớp
2. Hoạt động 2: Làm
quen đội hình
- Cô yêu cầu trẻ xếp hang dọc theo 4 tổ đúng
vị trí cô yêu cầu, sau đó cô cùng trẻ cùng vừa đi vừa hát bài: “ Trường chúng
cháu là trường mầm non”.
- Cô yêu cầu trẻ xếp lại về hàng thành 4 tổ
sau mỗi bài hát, sau đó cô cùng trẻ kiểm tra tổ bạn xem các bạn đã xếp hàng
đúng chỗ của mình chưa.
- Cô cho trẻ làm quen với các khẩu lệnh của
cô: “ Các con đứng”, “ Nghiêm”, ….
- Giáo dục trẻ phải biết giúp bạn bè trong lớp, trong tổ
của mình, bạn lớn giúp bạn nhỏ và các bạn mới đến trường. biết trật tự trong
quá trình hoạt động.
3.Hoạt động 3:
Luyện tập cũng cố:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:
* Trò chơi 1: “Rồng rắn”
- cô phổ biến cách chơi, luật chơi :
- Cách chơi : cho một trẻ làm "thầy thuốc" đứng đối diện (hoặc ngồi)
với những người làm "rồng rắn". Các trẻ khác túm đuôi áo nhau (hoặc
tay ôm lưng nhau) thành " rồng rắn", tư thế này giúp trẻ cảm nhận các
hướng của người khác. Trẻ đứng " rồng rắn" đi lượn vòng vèo, vừa đi
vừa đọc đồng dao:
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Có nhà hiển binh
Thầy thuốc có nhà hay không?
Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau:
- Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con
- Thầy thuốc: con lên mấy?
- Rồng rắn: con lên một
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên hai
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên ba
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên bốn
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên năm
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên sáu
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên bảy
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên tám
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên chín
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên mười
- Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu
- Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu.
- Thầy thuốc: xin khúc giữa.
- Rồng rắn: cùng máu cùng me.
- Thầy thuốc: xin khúc đuôi
- Rồng rắn: tha hồ mà đuổi.
"Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng).
Rồng rắn lên mây
Có cây núc nắc
Có nhà hiển binh
Thầy thuốc có nhà hay không?
Đến câu cuối cùng thì dừng lại trước mặt thay thuốc". "Rồng rắn" và "thầy thuốc" đối thoại nhau:
- Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn: rồng rắn đi lấy thuốc cho con
- Thầy thuốc: con lên mấy?
- Rồng rắn: con lên một
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên hai
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên ba
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên bốn
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên năm
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên sáu
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên bảy
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên tám
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên chín
- Thầy thuốc: thuốc chẳng ngon
- Rồng rắn: con lên mười
- Thầy thuốc: thuốc ngon vậy, xin khúc đầu
- Rồng rắn: cùng xương cùng xẩu.
- Thầy thuốc: xin khúc giữa.
- Rồng rắn: cùng máu cùng me.
- Thầy thuốc: xin khúc đuôi
- Rồng rắn: tha hồ mà đuổi.
"Thầy thuốc" đuổi bắt "rồng rắn", trẻ đứng đầu dang tay cản "thầy thuốc", " Thầy thuốc" tìm mọi cách để bắt được " khúc đuôi" (trẻ cuối cùng).
- Luật chơi : Nếu thầy
thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi lại
bắt đầu cứ chơi như thế đến khi rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi. Nếu "
rồng rắn" bị đứt khúc hoặc bị ngã thì cũng bị thua.
- Tổ chức trẻ chơi theo nhóm từ 5-7 bạn chơi.
* Kết thúc hoạt động:
- Cũng cố, nhận xét, tuyên dương.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI THEO CÁC GÓC:
-
Tổ chức theo kế hoạch chủ đề, nâng cao kĩ năng ở góc phân vai
-
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các góc
-
Tổ chức cho trẻ hoạt động theo kế hoạch của chủ đề
-
Bao quát nhắc nhở trẻ trong khi chơi
-
Khuyến khích động viên trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, phối kết hợp
cùng với các nhóm chơi khác.
C. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI.
* Quan sát có mục đích: Quan sát nhà bếp.
* Trò chơi vận động: Kéo co.
*
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn trên sân trường và chơi với vòng,
bóng.
1.
Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ,
bằng phẳng, an toàn.
- Trang phục: Gọn gàng, dễ vận
động.
- Đồ dung,
đồ chơi: Một số đồ chơi ngoài trời và đồ chơi mang theo: Chạc, bóng, vòng
2. Tiến hành
1. Quan sát có mục đích: Quan sát nhà bếp.
- Cô giới thiệu nhà bếp là nơi chế biến món ăn, nấu
các món ăn...
- Cô hỏi trẻ
về các dụng cụ, đồ dùng có trong nhà bếp.
+ Các cháu biết trong nhà bếp có những đồ dùng,
dụng cụ nào?
+ Những chiếc nồi, soong, chảo… trong bếp như thế nào so với soong, chảo ở
nhà chúng ta?
- Cô hướng dẫn trẻ quan sát công việc của các cô
các bác nhà bếp khi nấu các món ăn.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các bác làm
trong nhà bếp.
2. Trò chơi vận
động: Kéo co.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là
thua cuộc.
+ Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp
thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng đầu hàng
ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu
lệnh của cô, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào
giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cho trẻ chơi( 3-4 lần): Cô bao quát, hướng dẫn động viên khuyến khích trẻ
sau mỗi lần chơi.
3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có
sẵn trên sân trường và chơi với vòng, bóng.
- Cô giới thiệu khu vực chơi, giới thiệu đồ chơi,
phân khu vực chơi cho từng nhóm trẻ và cho trẻ chơi.
- Khi trẻ chơi cô quan sát, theo dừi để đảm bảo an
toàn cho trẻ .
- Cô cùng chơi với trẻ.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
1. Ôn các số đã
học qua trò chơi: Tìm số 1,2,3,4,5
- Cô giới thiệu
tên trò chơi, cách chơi:
+ Cách chơi: Trẻ
chọn các số trong các ký hiệu của trẻ mà cô giáo đã ghi trên tờ giấy. Cô dành
thời gian cho trẻ đếm số trong từ của bạn và nhận biết mặt các chữ số1,2,3,4
đó. Sau đó, cô gọi từng trẻ lên nói tên các số có trong giấy của bạn và đọc các
chữ số đó.
- Tổ chức cho trẻ
chơi 3-4 lần.
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi
với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
3. Trả trẻ
- Trẻ biết
giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Cho trẻ
tự tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Nhắc nhở
trẻ chào cô, bố, mẹ khi đến lớp và khi ra về.
- Trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động
của trẻ.
Post a Comment