Giáo án lớp chồi NBtn tên và đặc điểm nổi bật của cây xanh
Giáo án lớp chồi GDPT Nhận Thức NBtn: tên và đặc điểm nổi bật của cây xanh I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết được tên gọ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-choi-nbtn-ten-va-dac-diem-noi-bat-cua-cay-xanh.html
GDPT Nhận Thức
NBtn: tên và đặc điểm nổi bật của cây xanh
I. Mục tiêu
1.
Kiến thức
- Trẻ
nhận biết được tên gọi và 1 số đặc điểm nổi bật của cây nhãn,cây bưởi
- Trẻ
biết được quá trình phát triển của cây.
-
Trẻ biết cây xanh có nhiều lợi ích đối với đời sống con người. (Cho gỗ, cho
hoa, quả, cho bóng mát...
-
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.
Kĩ năng
-
Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
-
Rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng, nói đủ câu cho trẻ.
3.
Thái độ
-
Hứng thú tham gia vào giờ học.
-
Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây, không đượcngắt lá, bẻ cành, phá cây....
II. Chuẩn bị
-
Tranh về cây nhãn, cây bưởi Hoặc cây thật
- Lô
tô về quả bưởi, quả nhãn
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1.Ổn định tổ chức
- Cô
rủ trẻ lại gần cô nói ‘xúm xít, xúm xít’.
-
Cô cùng trẻ đàm thoại về 1 số loại cây
-
Cho trẻ hát bài ‘Lý cây xanh’ đi về
chỗ ngồi...
2.Nội dung
HĐ 1. Quan sát, đàm thoại
* Nhận biết tên và đặc điểm nổi bật của cây nhãn
-
Cho trẻ chơi ‘Trời tối, trời sáng’
-
Cô đưa tranh (Cây nhãn thật) ra cho trẻ quan sát và hỏi :
-
Đây là cây gì ?
-
Cô phát âm 2-3 lần
-
Cho cả lớp phát âm ‘Cây nhãn’ (3- 4 lần)
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát
âm.
- Cô chỉ lần lượt vào từng bộ
phận của cây nhãn (Gốc, rễ, thân, cành, lá...) và hỏi trẻ :
- Cây nhãn có những đặc điểm
gì ?
- Đây là cái gì ? (Gốc
cây) => Cho trẻ phát âm
- Gốc cây có gì ?
- Thân cây đâu ?
- Thân cây màu gì ?
- Thân cây có những gì đây? (Cành, lá)
- Lá nhãn màu gì?
- Vậy cây nhãn cần gì để lớn
lên, ra hoa, kết quả? (Đất, nước, ánh sáng,....)
(Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ
hiểu)
- Trồng nhãn để làm gì ?
(Quả, gỗ,bóng mát...)
=> Cô khái quát lại
đặc điểm của cây nhãn... Cây nhãn sống được là nhờ có đất, nước, ánh sáng và nhờ
vào bàn tay con người chăm sóc, bảo vệ thì cây mới lớn nhanh ra hoa và kết
nhiều quả ngọt trái thơm được.
- Giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo
vệ cây,không ngắt lá, bẻ cành...
* Nhận biết tên, đặc điểm nổi
bật của cây bưởi.
(Với cây bưởi cô hướng dẫn
tương tự)
HĐ 2.
Phân biệt cây nhãn, cây bưởi
- Bạn nào lên chỉ cho cô xem
cây nhãn đâu? Cây bưởi đâu?
- Cây nhãn, cây bưởi giống, (khác)
nhau ở điểm nào?
(Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ
biết)
- Cây nhãn, cây bưởi giống
nhau: đều cho quả, cho gỗ...
- Cây nhãn khác cây bưởi: Cây
bưởi có gai, cây nhãn không có gai, lá bưởi to, lá nhãn nhỏ, quả bưởi to có
múi, có nhiều hạt, quả nhãn nhỏ không có múi, có 1 hạt...
*
Mở rộng:
-
Ngoài cây nhãn, cây bưởi ra các con thấy còn có những cây gì nữa ?
(Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ
biết.)
-
Có rất nhiều các loại cây khác nữa như cây cho hoa để làm cảnh, để trang trí
vào những ngày hội, ngày lễ..., cây cho bóng mát, cho quả, cho gỗ...
-
Tất cả những loại cây này đều có ích đối với đời sống con người cho nên các
con cần phải chăm sóc, bảo vệ cây, không được bẻ cành, ngắt lá…
3.
Trò chơi
*
Cho trẻ chơi ‘Thi xem ai chọn nhanh’
-
Cô gt tên trò chơi,cách chơi: Khi cô nói đến tên cây nào, quả nào thì các con
tìm chọn cây đó, quả đó giơ lên nói đúng tên cây đó, quả đó cho cô.
-
Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Cho
trẻ chơi trò chơi ‘Gieo hạt’
-
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật, cách chơi.
-
Cho trẻ chơi 2-3 lần
4.
Kết thúc
-
Cô nhận xét tiết học
|
- Bên cô, bên cô
-
Trẻ hát
-
Trẻ chơi
-
Trẻ quan sát
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ lắng nghe
-
Cả lớp phát âm
-
Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ phát âm
-
Trẻ trả lời
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ lên chỉ và trả lời
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ chơi
-
Trẻ lắng nghe
-
Trẻ chơi
|
Post a Comment