CHỦ ĐỀ: Nước ở quanh ta Chuyền bóng sang hai bên Giáo án lớp bé
CHỦ ĐỀ: Nước ở quanh ta Chuyền bóng sang hai bên TCVĐ: Mèo đuổi chuột Giáo án lớp bé
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/chu-de-nuoc-o-quanh-ta-chuyen-bong-sang-hai-ben-giao-an-lop-be.html
CHỦ
ĐỀ: Nước ở quanh ta
Chuyền bóng sang hai bên TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Giáo
án lớp bé
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
TRÒ
CHUYỆN MỞ CHỦ ĐỀ
|
- Các con thấy lớp chúng mình có gì thay đổi không nào?
- Các góc lớp được trang trí như thế nào?
- Trên mảng tường chính của chúng ta có gì?
- Tranh ảnh và sự thay đổi các góc lớp nói lên điều gì?
- Các con biết gì về nước?
- Nước có ích lợi gì cho chúng ta?
- Nếu không có nước thì chuyện gì sẽ xảy ra với con người và muôn
loài?
Tuần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nước và ích lợi của nước đấy.
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Chuyền bóng sang hai bên TCVĐ: Mèo đuổi chuột
|
- Trẻ biết cách chuyền bóng cho bạn bên trái, bên
phải, xác định đúng hướng trong không gian.
Rèn kĩ năng chuyền bóng cho
trẻ
- Phát triển tố chất nhanh
nhẹn, khéo léo.
|
- Bóng nhựa,
rổ đựng bóng, mũ mèo, mũ chuột.
- Loa, nhạc
chủ điểm
- Trang phục cho cô và trẻ
gọn gàng.
|
Hoạt động
1: Giới thiệu, gây hứng thú
vào bài.
Cô cùng
trẻ trò chuyện về sự cần thiết của nước đối với cơ thể con người:
- Để có sức
khỏe tốt chúng ta phải làm gì?
- Khi luyện
tập thể dục chúng ta phải uống gì để đảm bảo sức khỏe?
Hoạt động 2: Khởi động.
- Cho trẻ
đi, chạy theo đội hình vòng tròn kết hợp lời ca bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”:
Đi thường - Đi nhanh – Chạy chậm – Chạy nhanh – Đi thường – Đi nhanh – chạy chậm – Đi thường
- Chạy nhanh – chạy chậm – Đi thường và
về 2 hàng ngang dãn cách đều.
Hoạt động 3: Trọng động
*
Bài tập phát triển chung:
Cô cùng trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chúng tay 2, chân 1, bụng
1, bật 2. Kết hợplời ca bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.
- Mỗi động
tác tập 2 lần 8 nhịp.
- Kết
thúc bài tập cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang. Đối diện quay mặt vào nhau.
*
Vận động cơ bản: Chuyền
bóng sang hai bên
- Cho
trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, cách nhau 2-3m.
+ Cô thấy
các con đã khoẻ mạnh hơn rồi đấy. Bây giờ chúng mình cùng xem cô thực hiện
vận động “Chuyền bóng sang hai bên”.
- Cô làm
mẫu cho trẻ quan sát.
+ Lần 1:
Làm chậm, chính xác: Các con hãy quan sát cô làm mẫu nhé
+ Lần 2:
Cô vừa làm mẫu, vừa phân tích: Tư thế chuẩn bị, hai tay cầm bóng, khi có
hiệu lệnh bắt đầu thì chuyền bóng qua cho bạn bên cạnh, cứ như thế cho hết
hàng. Khi chuyền bóng không được để bóng rơi và chuyền cho bạn bên cạnh,
không bỏ sót bạn nào.
+ Bây
giờ bạn nào mạnh dạn, tự tin lên chuyền bóng cùng cô nào?
- Cho 3-4
trẻ lên tập thử.
- Trẻ thực
hiện.
- Lần
1:+ Bây giờ các con hãy cùng chuyền bóng nhé, (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Lần 2:
Lần này các con cần chuyền nhanh hơn, chính xác hơn và không được để bóng rơi
nhé, cố gắng lên nào các con.
- Tập
nâng cao:
*Trò
chơi vận động: “Mèo đuổi
chuột”.
+ Cô thấy
hôm nay các con học rất giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con 1 trò
chơi mang tên “Mèo đuổi chuột”.
Cô cùng
trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi.
- Tổ
chức cho trẻ chơi 2 lần.
Hoạt động
4: Hồi tỉnh
Cô cùng
trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 vòng và vào lớp, cô nhắc nhở trẻ uống nước sau khi tập.
|
DẠO
CHƠI NGOÀI TRỜI
QS
tranh hồ nước, con suối, sông
TCVĐ:
kéo
co
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết đặc điểm của hồ nước, con suối, sông và sự khác nhau của
chúng
- Trẻ biết về lợi ích của nước đối với con người, con vật và cây cối.
- Trẻ hứng thú quan sát và chơi trò chơi
|
- Tranh hồ nước, con suối, sông
- Loa, nhạc chủ điểm
- Đồ chơi để trẻ chơi theo ý thích
|
*Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy theo bài “Trên cát”, trẻ đứng tự do
quanh cô. Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề:
- Chúng mình đang khám phá về chủ đề gì?
- Nước có ích lợi gì cho con người chúng ta?
*Nội dung:
Cô chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ cho 3 nhóm. Mỗi nhóm
quan sát một bức tranh trong khoảng thời gian nhất định, quan sát kĩ để nêu
lên được các đặc điểm của con vật trong tranh mà mình quan sát. Khi nghe hiệu
lệnh xắc xô củ cô thì ngừng quan sát để về bên cô.
Nhiệm vụ tiếp theo là trả lời các câu hỏi của cô, của bạn về bức
tranh nhóm mình quán sát.
Cô cho trẻ đi quan sát tranh
Trò chuyện cùng trẻ: Cô cùng trẻ đến từng bức tranh và hỏi các nhóm về
tranh của nhóm mình:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Hồ nước thì như thế nào?
- Trong hồ có những gì?
- Nước trong hồ dùng để làm gì?
- Ngoài ra nước trong hồ còn là môi trường sống của con gì?
(Hỏi tương tự như vậy với tranh sông, suối của nhóm khác).
- Đối với con người nước có ích lợi gì?
- Đối với con vật thì sao?
- Đối với cây cối thì nước giúp gì?
- Nếu không có nước thì chuyện gì xảy ra?
*TCVĐ: Kéo co
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt.
*Chơi theo ý thich:
Cô bao quát trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Xây hồ nước
GKH:
- Cửa hàng giải khát, chơi bác sĩ.
- Tô màu tranh chủ đề
- Xem tranh ảnh về chủ đề
- Chăm sóc cây xanh
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Làm
quen chuyện “Giọt nước tí xíu”
-
Chơi tự do các góc
|
- Trẻ nhớ tên câu chuyện
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tham gia trả lời các câu hỏi của cô
|
- Slide tranh minh họa câu chuyện
- Loa, máy tính, máy chiếu
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”. Trò chuyện cùng trẻ về nội
dung bài hát.
- Bài hát nói về hiện tượng nào của thời tiết?
- Mưa mang đến những gì cho ta?
*Nội dung:
Cô cũng biết một câu chuyện rất hay về một giọt nước đấy, đó là câu
chuyện “Giọt nước tí xíu”. chúng mình cùng lắng nghe nào.
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1
- Lần 2, cô kể chuyện kết hợp với slide tranh minh họa,
Đàm thoại cùng trẻ:
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Tí xíu được mời đi những đâu?
- Ai mời tí xíu đi đến đất liền?
- Làm sao giọt nước tí xíu đi đến đất liền được?
- Cuối cùng thì tí xíu đã biến thành gì?
Cô khen và động viên trẻ trả lời, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ trả lời.
Cho trẻ xem video kể chuyện.
*Kết thúc: Cô cùng trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”
*Chơi tự do các góc:
Cô gợi ý, hướng dẫn cho trẻ chơi. Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng
trẻ.
|
Post a Comment