Chuyện Gà trống và vịt bầu Lớp 3 tuổi
Chuyện “Gà trống và vịt bầu” Lớp 3 tuổi
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Chuyện “Gà trống và vịt bầu”
|
- Trẻ nhớ tên truyện, tên
tác giả Lương Thị Lam, tên các nhân vật trong truyện
hiểu nội dung truyện
-Rèn
cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ đích.
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Giáo
dục trẻ không được kiêu căng, nghe lời bố, mẹ.
|
+ Slide Tranh minh họa truyện, video truyện “ Gà trống và vịt bầu ” nhạc
bài hát “ Chú gà và chú vịt ”, que chỉ, chiếu cho trẻ ngồi
|
Hoạt động 1: Trò chuyện- Giới thiệu
- Cho trẻ
hát bài hát “ Chú gà và chú vịt ”
- Các con vừa
hát bài hát gì?
- Bài hát
nhắc đến con gì?
- À đúng rồi
bài hát nhắc đến chú gà và chú vịt bài hát nói về chú gà và chú vịt không được
mẹ khen ngoan vì không nghe lời mẹ dặn.
* Giới thiệu:
Cô Tường có một câu chuyện rất hay kể về một bạn gà trống và vịt bầu chơi với
nhau rất thân , nhưng vì không nghe lời bố, mẹ dặn nên bạn gà trống đã gặp một
tai nạn khi đi chơi. Để biết bạn gà trống bị làm sao thì giờ học hôm nay cô
Tường và các con cùng nhau khám phá truyện “ Gà trống và vịt bầu ” do cô
Lương Thị Lam sáng tác.
Hoạt động 2: Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp cử chỉ
điệu bộ minh họa
- Cô vừa kể cho các con nghe truyện “ Gà trống
và vịt bầu ” do cô Lương Thị Lam sáng tác.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp với tranh
minh họa
+ Cô vừa kể truyện gì?
+ Truyện do ai sáng tác?
- Giảng nội dung: Truyện “ Gà trống và vịt bầu
” do cô Lương Thị Lam sáng tác. Truyện kể về đôi bạn Gà Trống và Vịt Bầu chơi
rất thân với nhau, Gà Trống có tính kiêu căng nên vào 1 ngày đi chơi vì không
nghe lời mẹ dặn gà trống đã bị rơi tõm xuống sông may mà được Vịt Bầu và bac Ngỗng Nâu cứu sống, Gà Trống ân hận lắm. Từ
đó, Gà Trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nhớ lời mẹ dặn
Hoạt động 3: Đàm thoại
– giảng giải – trích dẫn
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Gà Trống tính tình như thế nào?
- Còn tính tình Vịt Bầu thì như thế nào?
TCTV từ “ đôi bạn - tồng pặn ” theo nguyên tắc
con số 3.
=> Giảng giải: Truyện “ Gà trống và vịt bầu
” kể về đôi bạn Gà Trống và Vịt Bầu chơi rất thân với nhau nhưng lại có tính
tình trái ngược nhau được thể hiện qua đoạn truyện sau:
=>
Trích dẫn: Cô kể từ đầu đến... “ ngoan ngoãn và tốt bụng ”
- Gà Trống và Vịt Bầu đi đâu?
- Trước khi đi chơi bố, mẹ đã dặn 2 bạn điều
gì?
- Gà Trống có bay được qua sông không?
- Ai đã cứu Gà Trống?
=> Giảng giải: Khi Gà Trống và Vịt Bầu rủ
nhau đi chơi vì không nghe lời mẹ dặn Gà Trống bay qua sông không được đã bị
rớt xuống sông và đã được bác Ngỗng Nâu cứu thoát được thể hiện qua đoạn truyện
sau:
- Trích dẫn: Cô kể tiếp đến hết truyện.
- Qua truyện “ Gà Trống và Vịt Bầu ” các con
học tập ai?
=> Giáo dục: Qua truyện “ Gà Trống và Vịt
Bầu ” các con phải học tập bạn Vịt Bầu ngoan ngoãn, vâng lời bố, mẹ, không
kiêu căng để được mọi người yêu quý nhé.
“ Tin vui, tin vui ”
- Cô thấy các con rất giỏi học rất ngoan cô
thưởng cho các con chơi trò chơi “ Tạo dáng ”
- Lần 3: Cô mở video kể truyện Gà Trống và Vịt
Bầu cho trẻ xem ( Khuyến khích trẻ kể cùng )
- Cô vừa kể truyện gì?
- Truyện do ai sáng tác?
* Kết
thúc:
- Nhận xét – khen gợi
- Chuyển sang hoạy động khác
|
DẠO
CHƠI NGOÀI TRỜI
QS
tranh vật nuôi có hai chân
TCVĐ:
dung giăng dung dẻ
-
Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ chú ý quan sát tranh
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi
|
- Tranh con gà, con vịt, con ngan, con ngỗng
- Loa, nhạc
|
HĐ 1: Gây hứng thú
Cô cùng trẻ hát “Một con vịt” và trẻ đứng tự do quanh cô. Cô cùng trẻ
trò chuyện về nội dung bài hát.
*Hoạt động 2: Quan sát tranh
Cô cùng trẻ đến từng bức tranh quan sát và cùng trò chuyện về các con
vật trong tranh:
- Bức tranh này vẽ gì?
- Con vật trong tranh có đặc điểm gì?
- Con vật trong tranh là động vật nuôi ở đâu?
- Nó giúp ích gì cho chúng ta?
- Ở nhà các con có nuôi những con vật nào có hai chân?
Giáo dục trẻ phải luôn yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các vật nuôi trong
gia đình.
* Trò chơi vận động “Dung giăng dung dẻ”
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi, luật chơi của trò chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lượt. Cô cổ vũ và động viên trẻ trong quá
trình chơi.
*Chơi theo ý thích;
Cô hướng dẫn trẻ chơi, gợi ý cho trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Biểu diễn âm nhạc về chủ đề
GKH:
- Khoanh tròn con vật nuôi trong gia đình
- Đong đo cát nước, lau lá cây
- Gói kẹo, nặn bánh
- Xây trang trại chăn nuôi lợn
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Sinh
hoạt tập thể
Tập
múa bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
-
Chơi tự do
|
- Trẻ nhớ tên bài tập
- Trẻ nhớ nhịp nhạc của bài
- Trẻ hứng thú tập
|
- Loa, nhạc bài tập
- Máy tính, máy chiếu, xắc xô
|
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài tập
Cô cùng trẻ ổn định vị trí.
Cô giới thiệu tên bài tập cho trẻ biết và cho trẻ nhắc lại tên bài tập
để trẻ nhớ.
*Hoạt động 2: Bìa tập
- Cô mở nhạc của bài tập cho trẻ nghe 1-2 lượt.
Hỏi lại trẻ tên bài
- Cô mở nhạc và múa cho trẻ xem 1 lượt.
Các con vừa xem cô biểu diễn bài gì?
- Cô tập cho trẻ từng động tác múa, sắp xếp các động tác theo thứ tự
và không mở nhạc.
Tập khi trẻ dần hình dung thứ tự các động tác múa thì cô ghép thành
bài múa.
- Mở nhạc và cô múa cho trẻ múa theo 2-3 lượt.
*Kết thúc:
Cô hỏi trẻ về tên bài tập.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.
|
Post a Comment