Phát triển thẩm mỹ: Dán con cá Chủ đề nhánh Bé biết những con vật nào sống ở dưới nước
Chủ đề nhánh Bé biết những con vật nào sống ở dưới nước Phát triển thẩm mỹ: Dán con cá I, Yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm của con cá nh...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/09/phat-trien-tham-my-dan-con-ca-chu-de-be-biet-nhung-con-vat-nao-song-duoi-nuoc.html
Chủ đề nhánh Bé biết những con vật nào
sống ở dưới nước
Phát
triển thẩm mỹ: Dán con cá
I, Yêu cầu:
- Trẻ biết đặc điểm
của con cá như đầu cá, thân cá, đuôi cá.
- Trẻ dán cân xứng
không để hồ nhem ra ngoài.
- Thông qua nội dung
dán con cá, tạo cho trẻ cảm nhận cái đẹp trong mỹ thuật
- Trẻ biết yêu thương
chăm sóc các con vật sống dưới nước.
II/CHUẨN BỊ
-Tranh mẫu
- Con cá, giấy cho trẻ dán
- Giá đựng sản phẩm
của trẻ
III/ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
-Cô cho trẻ vừa đi vừa
hát bài “Cá vàng bơi”
-Trẻ cùng quan sát và
đàm thoại các con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ kể các
con vật sống ở dưới nước mà trẻ biết.
*Cô
hướng dẫn
- Hôm nay cô sẽ cho
các bạn dán tranh con cá để làm được tranh đẹp thì cô sẽ giới thiệu bức tranh
của cô cho các con xem
- Cô dùng thủ thuật
gây hứng thú cho trẻ cùng xem tranh mẫu
+ Đàm thoại tranh mẫu:
- Cô có bức tranh gì?
Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô?
- Con cá có màu gì?
Con cá có những bộ phận gì nữa?
+ Cô dán tranh mẫu:
- Để dán được con cá
cho đẹp thì các con nhìn xem cô dán mẫu nhé
- Cô có con gì đây? Cô
lật mặt trái của con cá
- Cô vừa dán vừa hỏi
trẻ nên dán như thế nào ? con cá có màu gì? Dán cái gì trước? Khi cô lấy hồ dán cô có lấy nhiều không? Cô
lấy vừa. Khi cô phết hồ dán cô cũng nhem ra ngoài, khi cô phết hồ cô bôi từ từ
đến hết con cá và khi cô bôi xong thì cô lật lại và cô dàn vào giấy sao cho cân
xứng không cao quá cũng không thấp qúa. Cô đã hoàn thành bức tranh cho trẻ kể
lại cô vừa dán xong con vật gì? Và quá
trình dán?
*Trẻ dán tranh
- Cô cho trẻ về chổ ngồi và tiến hành dán
- Cô chú ý theo dỏi
trẻ dán, nhắc trẻ tư thế ngồi dán, và các đặc điểm của con cá
- Cô đi đến từng trẻ
quan sát và gợi ý để trẻ dán, và dán không để hồ nhem ra ngoài
-Nhắc trẻ thời gian
*
Trưng bày sản phẩm
-Cho trẻ đọc bài thơ
“Rong và cá” và mang sản phẩm của mình lên kệ trưng bày
-Trẻ tự nhận xét bài
của bạn và của mình
-Cô nhận xét chung
* Giáo dục trẻ
- Trẻ biết yêu quý, bảo vệ các con vật sống
dưới nước. Biết bảo vệ nguồn nước..
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt
động có mục đích: Xem tranh về các con vật sống dưới nước.
TCVĐ:
Mèo và chim sẻ
I. Kết quả mong đợi:
- Trẻ hứng thú
xem tranh cùng cô.
- Trẻ chơi với
nhau đoàn kết.
- Biết trả lời
các câu hỏi của cô
II. Chuẩn bị :
- Tranh về chủ
đề
III. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô cùng trẻ
đi ra sân và hát bài “Cá vàng bơi”.
- Cô hỏi trẻ:
+ Bài hát nói đến con vật gì?
+ Cá là con
vật sống ở đâu?
+ Có những con
vật gì sống dưới nước?
- Cô mời trẻ
kể.
- Cô cho trẻ
xem tranh về các con vật sống dưới nước.
- Cô trò
chuyện với trẻ về các bức tranh .
- Cô chỉ vào
con cua và hỏi trẻ.
+ Con gì đây?
+ Con cua có
màu gì?
+ Con cua có
những bộ phận gì?
- Cô cho trẻ
chỉ vào các bộ phận của con cua và gọi tên các bộ phận đó.
+ Con cua là
con vật sống ở đâu?
+ Cua là con
vật giàu chất gì?
- Cô khuyến
khích nhiều trẻ trả lời.
- Tương tự cô
cho trẻ xem và trò chuyện về các con vật khác như Tôm, cua, cá...và lợi ích của
các con vật.
- Cô khen trẻ
kết hợp giáo dục trẻ biết lợi ích của các con vật, biết chăm sóc bảo vệ các con
vật và ăn nhiều loại thức ăn được chế biến từ các loại động vật.
* TCVĐ: Mèo và chim sẽ.
- Cô giới
thiệu trò chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Cô bao quát
trẻ và tham gia chơi cùng trẻ.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ
chơi ngoài trời.
- Cô quản trẻ.
Post a Comment