PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích yêu cầu . 1. Kiến thức: - 4 tuổi: Trẻ biết được một số đồ dùng...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/phat-trien-nhan-thuc-mot-so-do-dung-trong-gia-dinh.html
PHÁT TRIỂN
NHẬN THỨC:
MỘT SỐ ĐỒ
DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- 4 tuổi: Trẻ
biết được một số đồ dùng trong gia đình để ăn, để uống để mặc để đi lại….Trẻ
biết được gia đình đông con dùng nhiều đồ dùng hơn, gia đình ít con dùng ít đồ
dùng hơn.
- 5 tuổi: Trẻ biết được một số
đồ dùng trong gia đình để ăn, để uống để mặc để đi lại….
Trẻ biết được gia đình đông con dùng nhiều đồ dùng hơn, gia đình ít con dùng ít
đồ dùng hơn. Trẻ biết phân loại đồ dùng theo công dụng.
2. Kỹ năng:
- 4 tuổi:
Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ
chú ý có chủ định.
- 5 tuổi: Phát triển ngôn ngữ
nói mạch lạc cho trẻ.Phát triển khả năng quan sát ghi nhớ chú ý có chủ định.
Rèn khả năng so sánh, phân nhóm đồ dùng theo công dụng.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng
đồ chơi trong sinh hoạt hàng ngày.
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng của cô: một số đồ
dùng trong gia đình để ăn, để uống, để
mặc như: Bát đũa, thìa, muôi, ca, cốc, chén ly, ấm, quần áo, gối khăn mặt.
- Đồ dùng của trẻ: Vòng thể
dục, 3 ngôi nhà
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt
động 1: Gây hứng thú.
- Chào mừng các bạn cùng tham gia chương trình “ Khám
phá ô cửa bí mật”.
- Đến tham dự với chương trình hôm nay có 3 gia đình :
Gia đình số 1
Gia đình số 2
Gia đình số 3
- Xin mời đại diện của gia đình mình lên giới thiệu xem
gia đình mình có những ai nào?
- Để trải qua chương trình này tốt các gia đình phải
bước bước qua 4 phần:
Phần 1: Hiểu biết
Phần 2: Khám phá
Phần 3: Tinh mắt
Phần 4: Kiến thức
- Để chương trình được vui vẻ hơn mờicác gia đình cùng
hát vang bài hát: “ Nhà của tôi”
=> Cô khen trẻ.
2. Hoạt
động 2: Hiểu biết
- Các bạn kể xem trong gia đình mình có những đồ dùng
gì?
- Đồ dùng đó để làm gì?
- Gia đình đông con cần nhiều hay ít đồ dùng?
- Gia đình ít con như thế nào?
=> Cô chốt lại:
3. Hoạt
động 3: Khám phá
- Đến với phần khám phá chúng mình cùng khám phá bên
trong cánh cửa của ô cả bí mật có gì nhé.
- Xin mời gia đình số 1 cùng khám phá ô của số 1 nào?
- Chúng mình cùng đếm nào?
* Cái ca.
- Chúng mình xem bên trong ô cửa có gì nào?
- Cái ca có cấu tạo như thế nào?
- Ngoài ra cái ca còn gì nữa?
- Cái ca có màu gì?
- Cái quai để làm gì?
- Cái ca để làm gì?
- Cái ca làm bằng chất liệu gì?
- Cái ca là đồ dùng ở đâu?
=> Cô chốt lại:
- Xin mời gia đình số 2 các bạn thích khám phá ô cửa
nào nào?
- Chúng mình cùng đếm nào?
* Cái bát.
- Chúng mình xem bên trong ô cửa có gì?
- Cái bát có cấu tạo như thế nào?
- Ngoài ra cái bát còn gì nữa?
- Cái bát có màu gì?
- Cái bát để làm gì?
- Cái bát làm bằng chất liệu gì?
- Cái bát là đồ dùng ở đâu?
=> Cô chốt lai: Giáo dục trẻ không làm vỡ bát.
- Xin mời gia đình số 3 khám phá ô cửa còn lại
nào?
- Chúng mình cùng đếm nào?
* Khăn mặt.
- Chúng mình xem bên trong ô cửa có gì?
- Cái khăn mặt có đặc điểm gì?
- Cái khăn mặt có màu gì?
- Cái khăn mặt để làm gì?
- Cái khăn mặt làm bằng chất liệu gì?
- Cái khăn mặt là đồ dùng ở đâu?
=> Cô chốt lai: Giáo dục trẻ thường xuyên rửa mặt để
bảo vệ đôi mắt luôn sạch sẽ.
- Để nối tiếp chương trình xin mời gia đình số 1 khám
phá ô cửa số 1 nào ?
- Chúng mình cùng đếm nào?
* Cái áo.
- Chúng mình xem bên trong ô cửa số 1 có gì?
- Cái áo có đặc điểm gì?
- Cái áo có màu gì?
- Cái áo dài tay hay ngắn tay?
- Cái áo để làm gì?
- Cái áo mặc mùa đông hay mùa hè?
- Cái áo làm bằng chất liệu gì?
- Cái áo là đồ dùng ở đâu?
=> Cô chốt lai: Giáo dục trẻ mặc quần áo luôn giữ
gìn quần áo luôn sạch sẽ.
- Tiếp chương trình xin mời các gia đình lắng nghe câu
đố nhé.
“ Cái gì xốp nhẹ êm đềm,
Mỗi khi bé ngủ
kề bên má đầu?”
* Cái gối.
- Cái gối có những phần gì?
- Cái gối có dạng hình gì?
- Ngoài ra bên trong lõi còn gì nữa?
- Cái gối có màu gì?
- Cái gối để làm gì?
- Cái gối làm bằng chất liệu gì?
- Cái gối là đồ dùng ở đâu?
=> Cô chốt lại:
4. Hoạt
động 4: Tinh mắt.
- Các gia đình tinh mắt nhìn xem phía trên BTC có gì
nào?
- Các gia đình tinh mắt nhìn xem so sánh xem các đồ
dùng sau có điểm gì giống và khác nhau nào?
* Cái bát, cái ca.
+ Giống nhau?
=> Cô chốt lại:
+ Khác nhau
=> Cô chốt lại:
* Cái áo và khăn mặt có điểm gì giống và khác
nhau nào?
+ Giống nhau?
=> Cô chốt lại:
+Khác nhau?
=> Cô chốt lại:
+ Mở rộng
- Các gia đình vừa cùng khám phá những loại đồ dùng gì?
- Ngoài những đồ dùng này chúng mình còn biết những
loại đồ dùng nào nữa? (cô đưa ra nếu có)
4. Hoạt
động 4: Kiến thức
* Trò chơi 1:
Cái gì biến mất
Bây
giờ BTC tặng cho các gia đình một trò chơi “Cái gì biến mất”.
+ Cách chơi, luật chơi:
+ Tổ chức cho trẻ chơi.
( Cô động viên khen trẻ.)
- Sau đó kiểm tra kết quả và khen cả 3 gia đình.
- Hỏi lại tên trò chơi.
* Trò chơi 2:
Thi xem ai chọn nhanh.
-
Cô nêu cách chơi luật chơi.
-
Cô tổ chức cho các gia đình chơi 2-3 lần
- Cô quan sát sửa sai động viên trẻ.
- Hỏi lai trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét sau khi chơi.
Hỏi lại tên bài học.
- Nhận xét giờ học trao quà.
5. Hoạt
động 5: Kết thúc.
- Cho trẻ hát bài “Bà còng đi chợ” ra chơi.
|
Vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Trẻ giới thiệu
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể.
- Trẻ trả lời
- Cần nhiều đồ dùng
- Cần ít đồ dùng.
- Trẻ lắng nghe
-
Vâng ạ.
-
Trẻ đếm 1,2,3 mở.
-
Cái ca.
- Miệng ca, thân ca, đáy ca,.
- Có quai.
- Có màu xanh ạ.
- Để cầm.
- Để uống nước ạ.
- Làm bằng nhựa.
- Đồ dùng trong gia đình ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
-
Trẻ đếm 1,2,3 mở.
- Cái bát.
- Miệng bát, thân bát, đáy bát,..
- Có hoa, lá.
- Màu trắng ạ.
- Để ăn cơm ạ.
- Làm bằng sứ.
- Đồ dùng trong gia đình ạ
- Trẻ lắng nghe
-
Trẻ đếm 1,2,3 mở.
- Cái khăn mặt.
- Có dạng hình chữ nhật,..
- Màu vàng ạ.
- Để rửa mặt.
- Làm bằng vải.
- Đồ dùng trong gia đình ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đếm 1,2,3 mở.
- Cái áo.
- Có thân áo, cổ áo, tay áo..
- Màu vàng ạ.
- Ngắn tay.
- Để mặc.
- Mặc mùa hè ạ.
- Làm bằng vải.
- Đồ dùng trong gia đình ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Cái gối.
- Có vỏ gối và lõi gối..
- Dạng hình chữ nhật.
- Có bông.
- Màu xanh.
- Để gối đầu.
- Làm bằng vải, bằng bông
- Đồ dùng trong gia đình ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Đều có miệng dạng hình tròn, đều có thân, có đáy, đều
là đồ dùng trong gia đình
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cái bát có màu trắng có hoa, cái ca có màu xanh không
có hoa, cái bát làm bằng sứ cái ca làm bằng nhựa…
- Đều là đồ dùng trong gia đình, đều có màu vàng
- Trẻ nghe.
- Cái áo có thân áo cổ áo, tay áo, cái khăn có dạng
hình chữ nhật.
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Nhận quà.
Trẻ hát và ra chơi.
|
Post a Comment