Phát triển ngôn ngữ NDC Truyện Đôi bạn tốt
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ NDC Truyện Đôi bạn tốt NDKH: Âm nhạc 1. Yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện và nội ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/phat-trien-ngon-ngu-ndc-truyen-doi-ban-tot.html
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
NDC Truyện Đôi bạn tốt
NDKH: Âm nhạc
1. Yêu cầu
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện và nội
dung câu truyện.
- Biết được tên các nhân vật
trong truyện.
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ
năng quan sát, tập trung chú ý, rèn nói và trả lời câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ, mở
rộng vốn từ.
* Thái đội
-Giáo dục trẻ biết yêu quý
các con vật
- Thích thú nghe cô kể
chuyện.
2. Chuẩn bị:
- Bộ tranh truyện “Đôi bạn
tốt”.
- Mô hình có gà, vịt, chó,
mèo.
3. Tiến hành:
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “chú vịt con” đi dến mô hình
+ Đây là con gì?
+ Gà kêu như thế nào?
+ Còn đây là con gì?
+ Con mèo kêu như thế nào?
- Giáo dục: Gà, vịt, chó mèo là
những con vật nuôi trong gia đình vì vậy các con hãy chăm sóc và bảo vệ chúng
nhé.
* HĐ 2: Kể chuyện
+ Cô kể lần 1 trọn vẹn câu
truyện
+ Cô kể lần 2 sử dụng tranh.
+ Cô vừa kể truyện gì?
+ Cô kể lần 3 sử dụng dối dẹt.
- Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội
dung câu truyện.
+ Cô vừa kể câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật
nào?
+ Bạn chó và mèo như thế nào?
+ Bạn mèo đã làm gì?
+ Mèo và chó còn thân nhau nữa
không?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi bắt
chước tiếng kêu của các con vật. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Củng cố nội dung và giáo dục:
Câu truyện chó mèo là câu truyện nói lên tình bạn thân nhau rất quý. Nhưng
khi nhìn thấy mèo đói ăn vụng chó đã khuyên bạn mèo đừng làm như vậy là sấu,
mèo vẫn cố tình làm nên chó bị đánh oan. Câu truyện cho thấy chơi với nhau
đoàn kết, không làm việc sấu như bạn mèo nhé.
* Kết thúc:
- Cô cùng
trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con” ra chơi.
|
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát cùng cô
|
II. CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI
Ở CÁC GÓC
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
* HĐCCĐ: Quan sát: Cây trúc.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
* CTD: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu
cầu:
- Trẻ biết được tên và một số đặc điểm cơ
bản của cây trúc.
- Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc cây,
không hái hoa, bẻ cành để cây cho những bông hoa đẹp, bóng mát.
2. Chuẩn
bị:
- Cây hoa trúc trong sân trường.
- Quần áo gọn gàng phù hợp với thời tiết.
3. Tiến
hành :
* Quan
sát:
- Cô và trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu đi
xuống sân trường, vừa đi vừa hát bài “Đàn gà con”
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây trúc và
đàm thoại:
- Cô và các con đang đứng trước cây gì?
- Cây trúc có to không?
- Lá trúc có màu gì?
- Lá trúc to hay nhỏ?
- Giáo dục trẻ: Cây trúc này
rất to và cao, lá trúc rất nhiều và nhỏ. Mùa hè cây tỏa bóng mát cho chúng mình
chơi dưới gốc cây đấy và cây còn cho những chùm hoa màu đỏ rất đẹp nữa. Cây còn
giúp cho không khí trong lành hơn, cây có rất nhiều lợi ích vì thế chúng mình
phải biết chăm sóc và bảo vệ cây, không hái lá bẻ cành làm hại cây các con nhớ
chưa.
* TCTT: Mèo đuổi chuột
Cô giáo nói cách chơi và luật
chơi
- Cách chơi: Các bạn cùng nắm
tay nhau tạo thành một vòng tròn rộng, 1 bạn sẽ làm mèo, 1 bạn sẽ làm chuột.
Khi có hiệu lệnh mèo đuổi chuột thì bạn làm chuột sẽ phải chạy để bạn làm mèo
đuổi. Cả lớp cùng hát bài đồng dao “mèo đuổi chuột”.
- Luật chơi: Nếu mèo bắt được
chuột thì chuột phải nhảy lò cò hoặc hát 1 bài và đổi bạn khác chơi.
Khi trẻ xé cô quan sát và giúp đỡ kịp thời
* Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời.
- Cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
IV. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
1. ¤n bµi cò: Đôi bạn tốt
- C« kÓ l¹i chuyÖn 1 lÇn,
c« ®Æt c©u hái ®µm tho¹i cïng trÎ ®Ó trÎ hiÓu vµ nhí c©u chuyÖn.
2. TCDG: Thả đỉa ba ba
- Cho trẻ chơi 5 – 6 lần
- Chơi tự do
3. VÖ sinh- Trả trẻ
Post a Comment