Nhận biết tên và đặc điểm của con vật sống dưới nước Con tôm, con cá
Nhận biết tên và đặc điểm của con vật sống dưới nước Con tôm, con cá I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi của các con tôm,...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/nhan-biet-ten-va-dac-diem-cua-con-vat-song-duoi-nuoc-con-tom-ca.html
Nhận biết tên và đặc điểm của con vật
sống dưới nước Con tôm, con cá
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ
biết tên gọi của các con tôm, con cá và biết được một số đặc điểm nổi bật của
con tôm,con cá
- Trẻ
biết con tôm, con cá là con vật sống dưới nước
- Trẻ
biết được ích lợi của con tôm, con cá
-
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
2. Kỹ năng
-
Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, quan sát ghi nhớ có chủ định
-
Rèn cách phát âm 1 số từ và câu ngắn “ Con tôm, con cá” và diễn đạt đủ câu cho
trẻ.
3.
Thái độ
- Trẻ
hứng thú tham gia vào tiết học.
II. Chuẩn bị
- Tranh
con tôm, con cá
- Lô tô
con tôm, con cá
III. Tiến
trình dạy học
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định tổ
chức
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Cá vàng bơi.”
Cô hỏi
trẻ: - Các con vừa hát về con gì?
- Con cá vàng sống ở đâu? (trong bể nước)
2 Nội
dung
HĐ 1. Nhận
biết tên và đặc điểm của con tôm, con cá:
* Nhận biết tên và đặc điểm nổi bật của con cá
+ Cô đố trẻ:
“ Con gì có vẩy, có vây
Không sống trên cạn
mà bơi dưới hồ”
( Là con gì?)
+ Cô đưa tranh con cá ra cho trẻ qs và hỏi:
- Đây là con gì?
- Cô pâ mẫu từ “ Con cá” 2-3 lần
- Cả lớp pâ 3-4 lần
- Cô cho tổ, nhóm,cá nhân trẻ pâ
- Con cá có những đặc điểm gì? (
Đầu, mình, vây đuôi)
* Cô chỉ lần lượt vào các bộ phận: đầu, mình, vây,
đuôi và hỏi trẻ:
- Đây là cái gì của con cá? ( cái đầu)
- Cô gọi 2-3 trẻ lên chỉ xem (mắt, mồm,
mình,vây,đuôi ...) của con cá đâu?
=> Cho cả lớp pâ
- Con cá sống ở đâu?
- Con cá ăn gì?
- Nuôi cá để làm gì?
=> Cô khái quát lại về đặc điểm của con cá...
* Nhận biết tên và đặc điểm nổi bật của con tôm
- Cô đưa tranh con tôm ra hỏi trẻ : Đây là con gì?
( Với
con tôm cô hướng dẫn tương tự như con cá)
HĐ 2. Phân biệt con cá ,con tôm
- Ai giỏi lên chỉ cho cô xem đâu là con cá ( tôm) ?
- Con cá, con tôm giống ( khác ) nhau ở điểm nào
(
Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ hiểu)
- Con cá ,con tôm giống nhau: đều là những con vật
sống dưới nước
- Con cá.con tôm khác nhau: mình cá dẹt, mình tôm
tròn dài và cong. Con cá có vây, có vẩy, có mang, con tôm có râu, có
chân.....
* Cô mở rộng: Ngoài con cá, con tôm ra các con còn
thấy những con gì sống ở dưới nước nữa?
( Nếu trẻ không nói được thì cô nói
cho trẻ biết)
HĐ 3.
Trò chơi
* Cho
trẻ chơi trò chơi: “ Thi nói nhanh”
+ Cô nói tên trò chơi, cách chơi => cho trẻ chơi
- Cách chơi: Khi cô nói đến tên con vật nào thì các
con tìm con vật đó giơ lên và nói tên con vật đó cho cô.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
( Nếu trẻ
chơi tốt cô có thể miêu tả đặc điểm của con vật cho trẻ tìm)
* Cho
trẻ chơi “ Về đúng ao của mình”
- Cô gt tên trò chơi, luật, cách chơi:
+ Luật chơi: Ai về nhầm ao phải nhảy lò cò về đúng
ao của mình.
+ Cách chơi: Cô và trẻ vừa đi,vừa hát, khi có hiệu
lệnh của cô “ Thả cá,tôm về đúng ao của mình”, thì những bạn có lô tô con cá
( tôm) chạy nhanh về ao có con cá ( tôm). Nếu ai về nhầm ao phải nhảy lò cò
về đúng ao của mình. Các con nghe rõ chưa nào?
- Cô cho mỗi trẻ tự lấy 1 lô tô con cá ( con tôm)
lên chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Kết thúc: cô giáo dục
trẻ biết bảo vệ môi trường,để MT nước không bị ô nhiễm, không ảnh hưởng đến
các loài động vật sống ở dưới nước như cá, tôm, cua...
4. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cho trẻ hát và vận động theo nhịp bài hát “ Cá
vàng bơi” ra chơi.
|
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và đoán
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ pâ
- Trẻ trả lời
- Trẻ pâ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và chơi
- Trẻ lên chỉ và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tự lấy lô tô
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
|
Post a Comment