NBTN Hoa mai hoa cúc
NBTN Hoa mai hoa cúc
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/nbtn-hoa-mai-hoa-cuc.html
NBTN Hoa mai hoa cúc
HOẠT ĐỘNG
|
MĐYC
|
CHUẨN BỊ
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
|
ĐÁNH GIÁ
|
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NBTN
* Hoa mai hoa cúc.
(Lần 1)
|
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và nói
được tên hoa mai, hoa cúc và biết đươc đặc điểm màu sắc của hoa mai, hoa cúc
- Kỹ năng: Luyện phát âm cho trẻ,
trí nhớ, óc tưởng tượng, phát âm đúng, rõ ràng và trả lời được một số câu hỏi
của cô.
- Thái độ: Giáo dục cháu biết yêu
quý chăm sóc bảo vệ hoa, biết ích lợi của hoa.
|
* Của cô: Xắc xô. máy
tính, giáo án điện tử “ hoa mai hoa cúc” băng nhạc bài hát về chủ đề.
* Của trẻ: Trang phục cho trẻ gọn gàng. Rổ
nhựa, lotô hoa mai hoa cúc đủ cho số trẻ trong lớp.
|
* Hoạt
động 1: Trò chuyện:
- Cô đọc cháu nghe bài thơ “ Tết là bạn nhỏ
” cả lớp đọc theo và ngồi lại gần cô
+ Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết..
- Tết các con được đi thăm ông bà, được mặc
quần áo mới, ăn nhiều bánh kẹo, bánh chưng và được nhiều người lì xì tiền và
khi ngưới lì xì tiền thì con phải vòng tay xin và cảm ơn.
+ Ngày tết thường có hoa gì?.
* Hoạt
động 2: Nhận biết tập nói “ Hoa mai, hoa cúc”
+ Trên màn hình cô hoa gì đây? (Hoa mai )
- Trẻ phát âm theo lớp, cá nhân: Hoa mai
+ Hoa mai có màu gì? ( Có màu
vàng) Cháu nhắc lại
- Đây là cành, cánh hoa, lá hoa.
- Cho trẻ phát âm: Cành, lá, cánh hoa, nhụy
hoa.
+ Trên màn hình của cô còn có hoa gì nữa? (
Hoa cúc )
-Trẻ phát âm theo lớp, cá nhân: (Hoa cúc)
+ Hoa cúc có màu gì? ( màu vàng )
-Trẻ phát âm theo lớp, cá nhân: ( màu vàng )
- Cô nói cho trẻ biết: hoa mai – hoa cúc có
cành, có lá, có hoa và hoa có nhiều cánh mỏng bên trong có nhụy hoa, hoa mai,
hoa cúc đều có màu vàng được trồng ở miền nam nhiều hơn, hoa mai, cúc nở vào
dịp tết. Hoa để trưng cho đẹp.
- Hoa mai và hoa cúc giống và khác nhau ở
điểm nào?
+ Giống là nó đều có màu vàng, dùng để trưng
bày vào dịp tết.
+ Khác là hoa mai màu vàng ít cánh hơn.
- Hoa cúc có nhiều cánh hơn và cánh hoa cúc
dài hơn.
+ Các con vừa được nhận biết tập nói về hoa
gì?
+ Hoa dùng để làm gì?
- Giáo dục trẻ để có nhiều hoa đẹp các con
phải biết bảo vệ và chăm sóc hoa, không hái hoa bẻ cành, không giẫm lên vườn
hoa, vì hoa làm cảnh đẹp cho mọi người.
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Hát theo nhạc bài “mùa xuân đến
rồi” đi về lấy rổ đựng lotô hoa mai
hoa cúc.
- Trò chơi : “Ai nhanh tay”
- Cách chơi: Cho trẻ lấy lôtô theo
yêu cầu của cô. Khi cô nói lấy cho cô hoa mai thì trẻ chọn hoa mai
trong rổ giơ lên và phát âm :Hoa mai, rồi xếp ra sàn, tiếp tục lấy cho cô hoa
cúc trẻ chọn hoa cúc trong rổ giơ lên và phát âm: Hoa cúc rồi xếp ra sàn. Cho
trẻ chỉ vào hoa và đọc. Sau đó cho trẻ lấy từng loại hoa giơ lên phát âm rổi
bỏ vào rổ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ
chơi và nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Nhận xét, tuyên dương
|
…..
|
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Dạo chơi, trò chuyện về hoa mai, hoa cúc.
* Trò chơi: Gieo hạt
* Chơi tự do.
|
- Trẻ biết tên, màu sắc và đặc điểm nổi bật của hoa mai hoa cúc. Rèn cho
trẻ kỹ năng trả lời các câu hỏi to rõ. Giáo dục trẻ yêu quý cây hoa.
- Trẻ chơi được trò chơi, đọc thuộc bài thơ. Rèn cho trẻ kỹ năng chơi.
Giáo dục trẻ chơi đoàn kết
|
- Xắc xô, mũ.
- Trang phục gọn gàng mũ, dép đủ
cho số trẻ trong lớp.
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ
|
* Dạo chơi, trò chuyện về hoa mai, hoa cúc.
- Cho trẻ đi dép, xếp hàng đi dạo chơi quanh sân
trường hít
thở không khí trong lành.
- Cô
trò chuyện với trẻ :
+ Ở nhà các
con ba mẹ có trồng những cây hoa gì?
+ Ngoài các
loại hoa con vừa kể còn có hoa gì nở vào mùa xuân mà các con được biết rồi?
- Hoa cúc hoa
mai thường trồng ở trong miền nam và hoa cúc, hoa mai thường nở vào dịp tết.
+ Hoa cúc có
màu? ( màu vàng).
+ Ngoài ra hoa
cúc có màu gì nữa?
+ Hoa cúc
thường dùng để làm gì?
+ Còn hoa mai
thì có gì?
+ Hoa mai có
đặc điểm gì?
- Vào mùa xuân
có nhiều loại hoa đua nhau nở, để có hoa đẹp chúng ta phải trồng, chăm sóc tưới
nước, bắt sâu nhổ cỏ cho hoa và không được hái hoa, bẻ cành bừa bãi .
* Trò chơi: Gieo hạt
“Gieo hạt
Nảy mầm Một cây Hai cây
Một nụ
Hai nụ
Một hoa
Hai hoa
Mùi hương
Thơm ngát
Một quả
Hai quả
Gió thổi
Cây rụng
Lá rụng
Nhiều lá….”
*
Chơi tự do:
- Trẻ vui chơi
theo ý thích cùng với bạn trên sân.
- Cô chú ý
quan sát động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô tập trung
trẻ lại và nhận xét, nhắc nhở sau khi kết thúc chơi tự do.
|
.....
|
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
* Trò chơi: Ú òa.
* Làm quen bài hát: Sắp đến tết rồi.
* Chơi
tự do ở các góc.
|
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ú òa”.
Rèn cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn và chơi đúng luật.
-Biết tên và tác giả
bài hát “sắp đến tết rồi”. Rèn trẻ hát được theo cô từng câu đến
hết bài hát to, rõ ràng. Giáo dục trẻ biết ý nghĩa ngày tết, yêu quý và biết
thể hiện tình cảm với mọi người xung quanh.
- Trẻ chơi đoàn kết với bạn ở các góc
|
- Lớp học rộng rãi,
thoáng mát
- Xắc xô. máy
tính, băng nhạc bài hát “sắp đến tết rồi”
- Trang phục cho trẻ gọn gàng. Ghế
ngồi đủ cho trẻ.
- Đồ chơi các góc
|
* Trò chơi: Ú òa.
- Cô gợi hỏi
về trò chơi “ú òa”
- Cho trẻ nhắc
lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Nếu trẻ chưa
trả lời được cô nhắc lại
- Cô tổ chức
cho trẻ chơi 3-4 lần và tham gia chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét
khen trẻ.
* Làm quen bài hát: Sắp đến tết rồi.
- Đọc thơ
“Bánh chưng” cho trẻ đi lại bên cô:
- Cô giới
thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô cho trẻ
nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho
trẻ nghe 1 -2 lần.
- Tóm tắt nội dung: bài hát lên sắp đến tết mẹ mua áo mới để đi
choi tết và đi chúc ông bà.
- Giáo dục trẻ
ngoan và biết vâng lời bố mẹ, anh chị, ông bà.
- Mở máy cho trẻ
nghe.
- Dạy trẻ đọc
lời bài hát theo cô từng câu đến hết bài
- Dạy cả lớp
hát theo cô từng câu đến hết bài 1-2 lần.
- Dạy nhóm hát
(2-3 nhóm)
- Dạy cá nhân
hát (3-4 trẻ)
- Trong quá
trình trẻ hát cô chú ý sửa sai kịp thời.
- Khuyến khích
trẻ hát lắc lư theo bài hát.
- Cả lớp hát
nhún nhảy 1-2 lần.
*.
Chơi tự do ở các góc:
- Cho trẻ chơi tự do
với đồ chơi trong lớp. Cô bao quát trẻ
* Nêu gương nhận xét cuối ngày
|
....
|
Post a Comment