Dạy hát Sắp đến tết rồi Nghe hát Mùa xuân ơi
Dạy hát Sắp đến tết rồi Nghe hát Mùa xuân ơi
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/day-hat-sap-den-tet-roi-nghe-hat-mua-xuan-oi.html
Dạy hát Sắp đến tết rồi Nghe hát Mùa xuân ơi
HOẠT ĐỘNG
|
MĐYC
|
CHUẨN BỊ
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
|
ĐÁNH GIÁ
|
CHƠI
TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
GDÂN
* Dạy hát: Sắp đến tết
rồi.
* Nghe hát: Mùa xuân ơi.
|
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát,biết
tên tác giả, hiểu nội dung bài hát “sắp đến tết rồi”, “mùa xuân ơi”
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ sự chú ý lắng nghe và vận động theo nhạc tự nhiên. Trẻ
hát thuộc lời bài hát và thể hiện được một số động tác đơn giản theo bài hát
“sắp đến tết rồi” .
- Thái độ:
Trẻ yêu thích âm nhạc, thích hát và thể
hiện tình cảm vui thích qua bài hát.
|
*
Của cô: Đàn, bài hát “sắp đến tết rồi”, “mùa xuân ơi” , xắc xô, lớp học sạch sẽ thoáng mát.
*
Của trẻ: Trang phục gọn gàng,
ghế đủ cho số trẻ trong lớp.
|
* Hoạt động 1: Dạy hát “ Sắp đến tết rồi” .
- Cô gợi hỏi về bài hát “Sắp đến tết rồi”.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- Cô nhắc lại tên bài hát, tên tác giả: bài hát “Sắp
đến tết rồi”, Nhạc và lời: Hoàng Vân.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Hát toàn bộ bài
hát.
+ Cô vừa hát bài hát gì?
+ Của tác giả nào?
- Cô hát
lần 2: Hát với đàn.
- Dạy cả lớp hát theo cô từng câu đến hết bài
2-3 lần.
+ Trong bài hát tâm trạng bạn nhỏ như thế nào?
- Dạy nhóm hát (3-4 nhóm)
+ Sắp tết thì mẹ đã làm gì cho bạn nhỏ?
- Mời cá nhân hát (2– 3 trẻ)
- Trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai kịp
thời.
- Để bài hát thêm sinh động các con sẽ làm gì?
- Chúng mình hãy hát và nhún nhảy theo nhạc cùng
cô nào.
- Cả lớp hát nhún nhảy 2 lần. Khuyến khích trẻ
hát tự nhiên vui tươi nhí nhảnh.
+ Lần 1: Hát vận động với nhạc cụ: trống lắc.
+ Lần 2: Hát vận động theo ý thích.
* Hoạt
động 2: Nghe hát: Mùa xuân ơi
- Không có gì vui hơn khi mùa xuân về Vì chúc giao
thừa, chúc bao điều an lành đến với mọi người. Đó là nội dung của bài hát
nào?
- Cô nhắc lại bài hát: “Mùa xuân ơi” của nhạc sĩ
Nguyễn Ngọc Thiện.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 với nhạc.
- Lần 2: Cô mở nhạc
khuyến khích trẻ hát vận động cùng cô.
* Nhận
xét, tuyên dương
|
.
........
|
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
- Dạo
chơi, chơi với đồ chơi, vận động trên sân trường
-Trò chơi: Chi chi chành chành
- Chơi tự
do
|
- Trẻ biết tên các đồ chơi vận động trên sân
trên sân trường, biết chơi với đồ chơi vận động theo hướng dẫn của cô.. Phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ. Rèn kỹ năng ném, trèo trẻ phản ứng nhanh theo hiệu lệnh của cô. Giáo dục trẻ tính cẩn thận, thường xuyên chơi với dồ chơi vận đông để cơ
thể khỏe mạnh, phát triên hài hòa cân đối.
- Trẻ biết chơi trò chơi, đọc thuộc bài đồng dao.
Rèn kỹ năng khéo léo nhanh nhẹn trong khi chơi. Giáo dục trẻ chơi vui vẻ,
đoàn kết với bạn.
- Trẻ biết chơi các đồ
chơi. Rèn kỹ năng chơi cho trẻ. Giáo dục trẻ chơi không tranh dành với bạn
|
- Sân bãi sạch sẽ, mũ, dép, bóng, rổ
- Trang gọn gàng sạch đẹp, mũ dép đủ cho
số trẻ trong lớp
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ.
- Đồ chơi
ngoài trời
|
* Dạo
chơi, chơi với đồ chơi, vận động trên sân trường
- Cô cho trẻ đi dép, đội mũ ra sân.
- Cô cho trẻ đi dạo chơi quanh sân trường, cô
tập trung trẻ lại và hỏi:
+ Khi dạo chơi con thấy trong người thế nào?
+ Trước mặt các con có gì?( Bóng và rổ).
- Giờ các con hãy đứng thành vòng tròn, cô sẽ
cho các con chơi: Ném bóng vào rổ nhé!
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại
- Cô phổ biến cho trẻ cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành vòng tròn,
khi có hiệu lệnh ném thì lần lượt từng trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm
bóng đưa từ trước ra sau lên cao và ném. bóng vào rổ.
+ Luật chơi: Nếu chưa đến lượt mà lấy bóng ném
là phạm luật hoặc ném không vào rổ là không được tính.
- Cô dẫn trẻ đến đồ chơi vận động cái thang thể
dục và hỏi trẻ:
+ Cái gì đây?
+ Cái thang nay nay dùng để làm gù?
+ Cô hướng dẫn cho trẻ cách trèo lên xuống
thang.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ
chơi với dồ chơi vận động cô quan sát khuyến khích, nhắc nhở trẻ.
-Trò chơi: Chí chí chành chành
- Cách chơi: Một người
đứng xòe bàn tay ra, những người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng
bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Dắt dế đi tìm
Ù à ù ập”
Đến chữ “ập” thì người đó
nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật nhanh
- Luật chơi: Ai rút không
kịp bị nắm trúng thì xòe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
- Cô cho trẻ chơi 1 -2
lần
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu về đồ chơi trên sân.
- Cho trẻ chơi với theo ý thích với các đồ chơi
trên sân. Cô chú ý quan sát trẻ.
- Cô
nhận xét và cho trẻ đi vào lớp.
|
.......
|
CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
* TCDG: Nu na nu nống
* Lao động vệ sinh
* Nêu
gương cuối tuần
|
- Trẻ biết vệ sinh đồ chơi. Rèn trẻ kỹ năng vệ sinh xếp đồ chơi sạch
sẽ, gọn gàng. Trẻ thích lao động
- Trẻ biết vui mừng khi nhận được bông bé ngoan. Rèn cho trẻ kỹ năng tự nhận xét các hoạt
động của bạn trong tuần. . Trẻ ngoan, nghe lời cô.
|
- Chổi, khăn
- Bông bé ngoan, nội dung trò chuyện
|
* TCDG: Nu na nu nống
- Cho trẻ ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay,
vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được
đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ
"nu"sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ "na" sẽ đập vào chân 2 của
người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba...theo thứ tự từng
người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống". Chân của
ai gặp từ "trống" thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên
người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì... người còn lại
cuối cùng sẽ là người thua cuộc.
- Người thua
cuộc sẽ phải nhảy lò cò
* Lao
động vệ sinh
- Cô cùng trẻ hát bài: Trực nhật.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Muôn cho đồ chơi sạch các con phải làm gì?
- Bây giờ các con cùng cô vệ sinh sắp xếp đồ
chơi nhé!
- Cô cho trẻ lau chùi
sắp xếp đồ dùng ở các góc chơi.
- Vừa làm cô vừa giảng
giải để trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp.
* Nêu gương cuối tuần.
- Hát : Hoa bé ngoan
+ Các con vừa hát bài
hát gì?
+ Vậy bài hát nói về
hoa nào tươi thắm nhất?(Hoa bé ngoan).
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các bạn trong tuần.
- Cô nhận xét chung.
- Phát bông bé ngoan và cho trẻ ngoan cắm cờ thi
đua cuối tuần.
- Nhắc trẻ ngoan vâng lời cô giáo, không quấy
rầy ba mẹ, ông bà.
* Nêu gương nhận xét cuối
ngày
|
........
|
Post a Comment