Đề tài : Phân biệt đồ dung theo chất liệu và công dụng
Lĩnh vực: phát triển nhận thức Hoạt động: LQVT Đề tài : Phân biệt đồ dung theo chất liệu và công dụng Kết hợp: Xác định vị trí I/...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/de-tai-phan-biet-do-dung-theo-chat-lieu-va-cong-dung.html
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
Hoạt động: LQVT
Đề tài : Phân biệt đồ dung theo chất liệu và công dụng
Kết hợp: Xác định vị trí
I/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết tên,
cộng dụng và nguyên vật liệu làm ra những đồ dùng trong gia đình.
- Biết sử dụng và
giữ gìn những đồ dùng đó.
- Biết nhận xét
được những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 đồ dùng.
Trẻ biết mỗi gia đình cần có đồ dùng để ăn, mặc. Giáo dục
trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II/ Chuẩn bị :
- Mô hình một số đồ dùng trong gia đình, vật
thật
- Băng dĩa nhạc
III/Tiến trình hoạt động :
Hoat động của cô
|
Hoat động của cháu
|
* Mở đầu hoạt động : Cả
lớp vừa đi vừa đọc đồng dao “Đi cầu đi
quán”.
Hoạt động 1: Dẫn cháu đi
xem mô hình
- Dẫn trẻ đến xem mô
hình đồ dùng trong gia đình : Đàm thoại cùng trẻ về mô hình :
- Các con hãy nhìn xem trong mô hình này có
những đồ dùng gì ? .
- Những đồ dùng này ở
đâu mà có ?
* Giáo dục : Trong gia
đình chúng ta có những đồ dùng như : tivi, tủ lạnh, tủ, bàn, ghế,…. Những đồ
dùng nầy do ba, mẹ các con làm việc rất vất vả mới có tiền mua. Vì vậy khi
dùng các con phải cẩn thận để khỏi bị hư hỏng.
- Cô vừa dẫn các con đến
xem mô hình đồ dùng. Bây giờ các con hãy nhìn xem đây là những đồ dùng gì ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu
đồ dùng
a)Quan sát nhận xét, đàm thoại :
+ Cô treo tranh cái chén, bát
đồng thời hỏi trẻ tranh vẽ cái gì ?
- Cô cho trẻ nhận xét theo gợi hỏi của
cô.
- Chén, bát được làm bằng gì ?
- Chén, bát dùng để làm gì ?
- À đúng rồi, chén được làm bằng sứ,
dùng để ăn cơm. Có cái còn được làm bằng nhựa.
+ Cô treo tranh cái xoong :
- Cô hỏi trẻ tranh vẽ gì ?
- Xoong dùng để làm gì ?
- À đúng rồi, xoong được làm bằng nhôm,
dùng để nấu cơm, nấu thức ăn.
b) So sánh :
+ Các con thấy chén và bát cái nào lớn
hơn ?
- Chén dùng để làm gì ?
- Bát dùng để làm gì ?
- Thế chúng cùng được làm bằng vật liệu
gì ?
+ Xoong được làm bằng gì ?
- Xoong với chén cái nào lớn hơn ?
- Xoong dùng để nấu, còn chén dùng để
làm gì ?
* Cô khái quát lại :
xoong nồi, chén, bát,… gọi chung là đồ dùng trong gia đình, mỗi thứ đều có
một công dụng riêng và chúng được làm bằng chất liệu khác nhau. Có cái thì dễ
vỡ cũng có cái khó vỡ nhưng dù dễ hay khó, khi dùng các con phải giữ gìn và
vệ sinh sạch sẽ .
Hoạt động 3 : Trò chơi ôn luyện:
+ Trò chơi : Đồ dùng gì gì biến mất.
+ Trò chơi : “Phân loại chất liệu đồ
dùng”
- Cô phổ biến luật chơi,
cách chơi và cho trẻ tiến hành chơi.
d) Kết thúc : hỏi trẻ : cô cháu mình vừa trò
chuyện về những đồ dùng gì.
|
- Lớp đọc đồng dao
-cháu đọc thơ và đi cùng cô.
- Đàm thoại cùng cô.
- Cháu xem và trả lời.
- Lắng nghe.cô giáo dục
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Tham gia trả lời trả lời.
- Cháu so sánh.và trả
lời.
- Cháu trả lời.
- Dùng để nấu thức ăn.
- Cháu lắng nghe.
- Cháu tham gia trò chơi
Cháu trả lời theo sự
hiểu biết
|
4. Hoạt động chiều:
- Ôn lại bài học buổi sáng
5. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ:
-
Vệ sinh: Cháu tự rửa mặt, rửa tay.
-
Nêu gương: Cháu thực hiện tiêu chuẩn nêu gương.
-
Trả trẻ: Trả trẻ tận tay phụ huynh.
* Nhận xét đánh giá nội dung đánh giá cuối ngày:
Đón
cháu:……………………………………………………………………………….....
Thể
dục sáng:………………………………………………………………………...........
Trò
chuyện:……………………………………………………………………………......
Hoạt
động học:……………………………………………………………........................
Hoạt
động ngoài trời:…………………………………………………………………........
Hoạt động
góc:…………………………………………………………………….............
Hoạt động nêu
gương:......................................................................................
Post a Comment