Đề tài: Danh lam thắng cảnh quê hương em
Chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Môn : Khám phá...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/de-tai-danh-lam-thang-canh-que-huong-em.html
Chủ đề: Quê hương đất
nước Bác Hồ
Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Môn: Khám phá khoa học
Đề tài: Danh lam thắng cảnh quê hương em
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức :
+ Trẻ 5
tuổi: - Trẻ biết tên những danh lam thắng cảnh của quê hương mình đang ở ,
sinh ra, đặc điểm xã hội, ngành nghề chính, đặc sản các món ăn, các dân tộc ở
Dăk Lăk .
+ Trẻ 4 tuổi: - Trẻ biết tên những danh lam
thắng cảnh của quê hương mình đang ở , sinh ra, đặc điểm xã hội, các dân tộc ở
Dăk Lăk
2. Kỹ năng:
+ Trẻ 5
tuổi: - Phát triển khả năng dẫn dắt mô
tả, kể lại và so sánh bằng ngôn ngữ mạch lạc
+ Trẻ 4
tuổi: - Phát triển khả năng dẫn dắt mô
tả, kể lại và so sánh bằng ngôn ngữ mạch lạc
3.Giáo dục:
+ Trẻ 5
tuổi, 4 tuổi: - Giáo dục trẻ yêu quý quê hương, làng xóm, yêu cha mẹ, bạn bè, những người
gần gũi, ý thức bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc
II. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng của
cô: Tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh quê hương em.
-Tivi, máy
tính, loa, một số tranh ảnh để chơi….
2. Đồ dùng của trẻ : - tranh lô tô, bút màu cho trẻ….
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Quan sát -Dùng lời
IV.CÁC HOẠT
ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ, trò
chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
1.1. Đón trẻ,
trò chuyện đầu giờ
- Hướng dẫn trẻ thực hiện nề nếp lễ
giáo. Trẻ tự nguyện vào góc chơi, cô tranh thủ trò chuyện, cho phụ huynh biết
kế hoạch học của trẻ ở nhà, ở trường
2. Hoạt động ngoài trời:
- Mục tiêu:
Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và
luật chơi của các trò chơi.
- Ôn bài cũ: Nhảy qua vật cản
- Bài mới : Danh lam thắng cảnh quê hương em
- TCVĐ: Cướp cờ
- TCDG: Bịt mắt bắt dê.
- Chơi trò chơi VĐ: Cướp cờ
- Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê
- Trò chơi tự do với hột hạt, chơi với
bóng , chơi với các
trò chơi ngoài trời
3. Hoạt động có
chủ đích: Danh lam thắng cảnh quê hương em
Mục tiêu: Trẻ
biết tên những danh lam thắng cảnh của quê hương mình đang ở , sinh ra.
Hoạt
động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
3.1. Hoạt động1: Đố bé biết
- Trò chuyện dẫn dắ vào bài
-Trẻ ngồi quây quần bên cô đọc thơ bài“ Em
yêu nhà em”
- Hỏi trẻ đọc bài thơ nói đến cái gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời
)
- Vậy nhà các con ở đâu? (Trẻ 5 tuổi trả lời )
- Gọi là thôn gi? xã gì? tỉnh gì? (Trẻ 4 tuổi trả lời )
- Thế ở đây có nhiều danh lam thắng cảnh không? (Trẻ 5
tuổi trả lời,4 tuổi nhắc lại )
- Vậy bạn nào hãy kể những danh lam thắng cảnh ở Đăk Lăk
mình? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Giờ học hôm nay cô cùng lớp mình tìm hiểu về danh làm ở
Đăk Lăk mình nhé.
3.2. Hoạt động 2: Cùng thăm quan bảo tàng
- Cho trẻ quan sát tranh 5-6 phút
+ Các bức tranh: tranh du lịch ở Buôn kôp, tranh du lịch đua voi ở buôn
đôn, tranh thác Krông bông,….?
- Cô hỏi trẻ và gợi ý đây là bức tranh vẽ gì ? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc
lại)
- Nhừng bức tranh này là ở đâu? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Các con đã được đi chơi nơi này chưa? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)
- Vậy thác đây dray nur có phong cảnh như thế nào? (Trẻ 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)
-Các con được xem hội đua voi ở Buôn Đôn chưa? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc
lại)
- Hội đua voi có nhộn nhịp không? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Hãy xem ai biết nhiều ? (Trẻ 5 tuổi trả
lời,)
- Trẻ lần lượt lên quan sát tranh cô hỏi trẻ theo nội dung tranh ? (Trẻ 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Vậy những cảnh đó gọi là gì? (Trẻ 4 tuổi
trả lời, 5 tuổi bổ sung)
- Cô nói thêm đó gọi là những
danh lam thắng cảnh ở Dăk Lăk mình đó.Nếu các con bố mẹ có điều kiện đi ra Hà
Nội còn có nhiều danh lam di tích lịch sử nửa đây ở ngoài đó còn có rất nhiều
cảnh đẹp, khách nước ngoài đi tham quan.các con có thích không? Thích các con
phải học giỏi để làm hướng dẫn viên đưa khách du lịch nhé.
3.3.Hoạt động 3: Thi làm hướng
dẫn viên
- Cô mời trẻ lên kể lại hoặc làm hướng dẫn viên du lịch, nêu được một số
danh lam thắng cảnh của nơi mình đang ở
- Sau đó cho trẻ nói về những gì trẻ đã quan sát
- Cô hướng cho trẻ gọi tên các danh lam, khu du lịch ở Đăk Lăk
- Tiếp đến chọn mảng: Nghề
truyền thống
Chọn mảng : Các
lễ hội di sản
- Du lịch ở Tây nguyên
- Cho trẻ đứng dậy làm tiếng cồng, tiếng chiêng hoặc dòng suối chảy
- Cô tóm lại những gì trẻ nói và mở rộng thêm bằng cách “ cô là người
hướng dẫn viên du lịch”
* So sánh: danh làm ở Đăk Lăk và danh lam ở Hà Nội.
- Giống nhau: Đều gọi là danh lam thắng cảnh.
- Khác nhau: ở Hà Nội có nhiều di tích lịch sử
ở Dăk Lăk
ít di tích lịch sử.
- Như vậy ở khu du lịch này có gì khác với khu du lịch khác.
* Mở rộng: Ngoài ra còn có thác drai hling, viện bảo tàng buôn ma
thuột…
* Giáo dục trẻ biết bảo vệ những cảnh đẹp của quê hương
* Trò chơi: Thi chọn tranh về quê hương
- Cô nêu cách chơi 2 đội thi
nhau lên chọn tranh
3.4. Kết thúc hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát
và cùng cô thu dọn đồ dùng.
|
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi vòng quanh tranh xem kỹ tranh – Trao đổi và đố nhau
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể lại những gì đã quan sát được trong tranh
- Trẻ chọn tranh theo yêu cầu và nêu ý hiểu biết của mình
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ so sánh
- Trẻ trả lời
- 2 -3 trẻ kể
- 2 đội chơi
- Cả lớp
|
4. Hoạt động góc:
- Mục tiêu :
Trẻ biết cách chơi ở các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau,
chơi đoàn kết.
* Góc phân vai: Triển lãm bán tranh ảnh về quê hương đất nước
-Yêu cầu: Trẻ biết chọn tranh xếp bày từng gian
hàng, người mua nêu tên tranh để mua, người bán chọn tranh đúng để bán
- Chuẩn bị : Tranh ảnh về quê hương danh lam
thắng cảnh quê hương em
- Tổ chức thực hiện: Liên kết với góc xây dựng và góc khác
để chơi, đoàn kết trong khi chơi , học tập nhau khi chơi . Biết đổi vai chơi
cho nhau
* Góc xây dựng: Trẻ xây dựng hoa viên.
- Yêu cầu :
Trẻ chọn các vật liệu, cùng nhau xây một số danh lam thắng cảnh quê hương của
bé, trẻ sáng tạo theo ý tưởng
- Chuẩn bị :
Các khối gỗ bi tít,đồ lắp ráp, đất nặn và một số cây nhựa to, nhỏ, thảm cỏ, ống
hút
- Tổ chức
hoạt động: Trẻ nhận vai chơi cùng về góc chơi thảo luận xây gì trước, xây gì
sau( Cô bao quát gợi ý. . )
* Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật:
Hát múa đọc thơ, tô, vẽ nặn theo chủ đề. Nặn trang phục dân tộc, nghe hát dân
ca.
- Yêu cầu:
Trẻ thể hiện có nghệ thuật, sáng tạo hứng thú và biết hợp tác
- Chuẩn bị:
Băng nhạc máy cassec về chủ đề, đất nặn màu, giấy vẽ, bảng con. . .
- Tổ chức
hoạt động: Trẻ tự chọn góc chơi, về cùng nhau triển khai trò chơi,cô bao quát
trẻ động viên gợi ý để trẻ cùng nhau gợi ý nhóm
- Chơi có thứ tự đoàn kết, không tranh giành nhau
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây tưới tỉa lá cây, đong nước.
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
- Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể
sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn.
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể .
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn
gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều :
- Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động
ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
6.1.Hoạt động 1: Bé biết gì?
- Cô dẫn dắt vào gameshow:
- Cho trẻ hát: Ánh trăng hòa bình
- Giới thiệu về tranh ảnh về danh
lam thắng cảnh.
- Cô mời gia đình đến từ thác dray
nur cùng trò chuyện với lớp.
- Cô mở hình ảnh: Một số tranh ảnh
danh lam thắng cảnh cho trẻ xem.
- Giới thiệu hôm nay chúng ta cùng
du lịch nhé.
6.2.Hoạt động 2: Thử tài bé
Thử tài bé yêu.
+ Ôn bài cũ: - Mời 3 đội giới
thiệu về danh lam thắng cảnh quê hương mình.
+ Gợi bài mới: Vẽ cảnh biển
- Cô cho trẻ tập vẽ về biển.
6.3.Hoạt động 3: xem ai giỏi
+ Chơi tự do: Cô dẫn dắt vào các
góc chơi.
- Nhóm tô màu, vẽ về danh lam
thắng cảnh quê hương em .
- Nhóm chơi góc phân vai: Trẻ đóng vai tổ chức buổi triển
lãm tranh, bán tranh ảnh về quê hương đất nước.
- Góc nghệ
thuật: Cùng tập hát, tập múa .
+ Hoạt động
chiều:
- Bình cờ:
- Cô khen trẻ
.
- Cô gợi mở
để chọn ra bạn nào ngoan, bạn nào giỏi trong ngày để xứng đáng lên cắm cờ, cô
mời cả 3 tổ để bình cờ.
- Cô mời cả
lớp đọc thơ: Bé được cắm cờ.
- Mời 1 -2
bạn nêu lại các tiêu chuẩn bé ngoan trong 3 tổ xứng đáng được cắm cờ.
- Cô mời lần
lượt 3 tổ đứng lên cho cả lớp bình cờ.
- Cô phát cờ
cho các thành viên trong 3 tổ được chọn lên cắm cờ theo tổ mình( cô mở nhạc)
- Cả lớp
tuyên dương.
- Cô nhận xét
và tuyên dương.
6.4. Kết thúc
hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát
và cùng cô thu dọn đồ dùng.
|
Cả lớp hát
Cùng trò
chuyện.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ cùng chơi
Trẻ đọc
Trẻ cắm cờ
Cả lớp.
|
- Vệ sinh,trả trẻ.
V.Nhận xét cuối ngày:
- Đánh giá kết
quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày:
* Hoạt động vui chơi:……………………………………………………….....
* Hoạt động
chung:…………………………………………………………….
- Nội dung chưa
dạy được và lý do:…………………………………………..
…………………………………………………………………………………
- Những thay đổi cần
thiết:……………………………………………………
………………………………………………………………………………..
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
(về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác
với gia đình):………………………...............
Post a Comment