Nhảy qua vật cản - Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo
Chủ Đ ề : Quê hương đất nước Bác H ồ Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh Lĩnh vực: Phát triển thể chất – Phát triển nhận thức. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/nhay-qua-vat-can-do-cac-doi-tuong-co-kich-thuoc-khac-nhau-bang-1-don-vi-do.html
Chủ Đề: Quê hương đất
nước Bác Hồ
Chủ đề nhánh: Danh lam thắng
cảnh
Lĩnh vực: Phát triển thể chất – Phát triển nhận thức.
Môn: Giáo dục thể
chất - Làm quen với toán.
Đề tài: - Nhảy qua vật
cản - Đo các đối tượng có kích thước khác
nhau bằng 1 đơn vị đo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
+ Trẻ 5 tuổi: Trẻ
nhảy qua vật cản nhịp nhàng chính xác thi đua và thực hiện nhiều lần theo khả
năng của trẻ.
+ Trẻ 4 tuổi:
Trẻ nhảy qua vật cản nhịp nhàng chính xác thi đua và thực hiện nhiều lần theo
khả năng của trẻ.
+ Trẻ 5 tuổi: Trẻ nhận biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo
để biểu diễn chiều dài của vật qua độ dài của một đối tượng chọn làm đơn vị đo.
+ Trẻ 4 tuổi: Trẻ nhận biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo theo
anh chị.
2. Kỹ năng:
+ Trẻ 5 tuổi: Phát triển khả năng nhún bật nhịp nhàng. Trẻ biết nhanh nhẹn nhún, bật, nhảy.
+ Trẻ 4 tuổi: Phát triển
khả năng mạnh dạn, khéo léo kiên trì vận động.
+ Trẻ 5 tuổi: - Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo, đếm. Rèn khéo léo của đôi bàn
tay.
+ Trẻ 4 tuổi: - Phát triển kĩ năng quan sát, kĩ năng đo.
3.Giáo dục:
+ Trẻ 5, 4
tuổi: Giáo dục trẻ tinh thần
tập thể trong khi chơi. Hứng thú trong giờ học. yêu lao động
thích chăm sóc hoa
+ Trẻ 5, 4 tuổi: Giaó dục trẻ thích học toán, biết phối hợp cùng bạn chơi
trò chơi
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Sân bãi bằng phẳng đảm bảo an toàn
cho trẻ, - Sân bãi bằng phẳng, đảm bảo
an toàn cho trẻ, các vật cản, phấn vẽ băng nhạc
- Dây 5 cái,
các chữ số gắn trên dây, phấn vẽ, vòng thể dục, lá rụng
2. Đồ dùng của trẻ :
- Đồ dùng của
trẻ : 3 miếng xốp xanh, đỏ, vàng ,số 1-10, que tính…
-Đồ dùng: Mỗi trẻ 2 thước đo khác nhau,
lá dừa. 1 số vật làm thước đo.
III. PHƯƠNG PHÁP :
- Thực hành và luyện tập.
- Trực quan – sử dụng lời nói
và thực hành
IV.CÁC HOẠT
ĐỘNG TRONG NGÀY:
1. Đón trẻ, trò
chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng
1.1 Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ
- Trò chuyện vui vẻ gần gũi trẻ, hướng
trẻ về các góc chơi, rèn kỹ năng xem chuyện, đọc chữ cái, chữ số và cách đo các
đối tượng.
*Mở chủ đề: Quê hương đất nước Bác Hồ.
-Danh lam thắng cảnh quê hương của bé
có những gì?
- Các con đã được đi chơi nơi nào? ( 4
tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)
- Vậy thác đây dray nur có phong cảnh như thế nào? ( 4 tuổi trả lời, 5 tuổi bổ sung)
-Các con được xem hội đua voi ở Buôn Đôn chưa? ( 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
- Hội đua voi có nhộn nhịp không? ( 5 tuổi trả lời, 4 tuổi nhắc lại)
-Quê hương của bé ở đâu?
-Các con sinh ra và lớn lên ở đâu?
-Vậy các con phải biết yêu quý và bảo
vệ quê hương của mình nhé.
-Tại sao lại gọi là Hà Nội mến yêu?
- Hà Nội có những danh lam thắng cảnh
nào?
-Vậy thì chúng ta muốn đi thăm thủ đô thân yêu không, nếu
muốn các con phải học thật giỏi sau này lớn chúng ta sẽ đi thăm nhé.
- Ai yêu nhi đồng bằng gì?
-Đúng rồi bằng Bác Hồ Chí Minh, Bác luôn
dành tình cảm cho các cháu thiếu nhi, các con sẽ thể hiện tình cảm
yêu thương kính trọng với Bác như thế nào?
1.2 Thể dục buổi
sáng
- Tập bài nhịp
điệu theo chủ đề .Tập bài “ Múa với bạn tây nguyên”cho trẻ đi đều nhẹ nhàng,
tập theo khối lá (Nhún, lắc mông, đưa
tay cao, dang ngang, nhảy) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác :
Hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
2. Hoạt động ngoài trời:
- Mục tiêu:
Trẻ tham gia hoạt động tích cực, biết trả lời câu hỏi của cô, biết cách chơi và
luật chơi của các trò chơi.
Nội
dung
|
Nhiệm
vụ phát triển
|
Chuẩn bị
|
Phương pháp hướng dẫn
|
Ổn định trẻ
Quan sát
thiên nhiên
Trò
chuyện về chủ đề
|
- Trẻ biết trò chuyện về chủ đề
- Trẻ biết quan sát thiên nhiên và
tiếp xúc ánh nắng.
Quan sát về thiên nhiên thời tiết,
trò chuyện, Hát đọc thơ về chủ đề
|
- Trò chơi, kiến thức cho trẻ
Sân chơi an toàn, sạch sẽ, tranh
về chủ đề
- Mô hình hoa viên .
-Tranh ảnh về quê hương đất nước
Bác Hồ.
|
2.1.Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Trẻ xúm xít
bên cô hát bài“ Ánh trăng hòa bình” và trò chuyện về chủ đề.
- Trò chuyện về chủ đề: Danh lam thắng cảnh, (3-4 trẻ kể) và cho trẻ xem tranh.
- Quan sát
bầu trời , trò chuyện ngày tháng, các mùa trong năm. Giáo dục trẻ mùa lạnh
phải mặc ấm.
- Giáo dục
trẻ biết rửa một số luật lệ giao thông cơ bản.
2.2.Hoạt động 2: Chuyến tham quan thú vị
- Hướng dẫn trẻ đi xung quanh sân
trường hát, đọc thơ về chủ đề và quan sát thiên nhiên, thời tiết, thời tiết
hôm nay có gì khác hôm qua
- Nhắc trẻ đội mũ và mặt áo tay dài khi đi chơi, đi học.
|
Ôn KT cũ
LQKT mới.
|
- Nhớ kiến thức đã học
- Bài mới:
-Nhảy qua vật
cản.
- Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn
vị đo.
|
- Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát.
|
+Ôn bài cũ:
Hình thức trò chơi
+ Bài mới:
-Nhảy qua vật
cản
- Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn
vị đo.
|
*Chơi trò chơi VĐ: Cướp cờ
|
- Hiểu luật
chơi và hứng thú tham gia các trò chơi.
- Trẻ chú ý
trong giờ học và đoàn kết .
|
+ Chuẩn bị:
Một mảnh vải hoặc cành lá làm cờ.
-Giữa sân vẽ một vòng tròn đặt cành lá hoặc mảnh vải.
-Ở mổi đầu sân vẽ một vạch ngang làm mốc, cách vòng
tròn khoảng 5-7 m.
|
2.3.Hoạt động 3: Cùng chơi nào.
+ Chơi trò chơi VĐ: Cướp cờ
- Cách chơi: Số trẻ chơi khoảng 10-12
trẻ, chia làm 2 phe (số người bằng nhau) đứng đối diện trước vạch mốc, mổi
phe đếm số thứ tự (đếm to cho đối phương biết)chọn một cháu làm “trưởng trò”
điều khiễn cuộc chơi.
Trưởng trò gọi một số(ví dụ số 2) hai cháu
cùng 2 số của hai phe chạy thật nhanh lên để cướp cờ, rồi chạy nhanh về phe
mình nếu hai cháu của hai phe cướp được cờ không bị đập thi bạn đó lấy cờ về
cho phe mình, sau đó cuộc chơi sẽ tiếp tục.và chơi đổi bên.
|
+ Trò chơi dân gian : Bịt mắt bắt dê
|
- Hiểu luật
chơi và hứng thú tham gia các trò chơi.
- Trẻ chú ý
trong giờ học và đoàn kết .
|
- Sân chơi sạch sẽ thoáng mát.
|
+ Trò chơi dân gian : Bịt mắt bắt dê
-Chuẩn bị: 2 thanh gỗ (xắc xô,hoặc
trống), 2 khăn bịt mắt
- Luật chơi nghe một tiếng gõ là
chuyển chỗ.
- Cách chơi: Hai trẻ bịt mắt đứng
xoay lưng vào nhau, một trẻ gõ trống và đi chuyển chổ, trẻ kia theo tiếng gõ
và tìm đến bắt. Nếu bắt được coi như thắng cuộc. sau đó đổi chỗ cho bạn khác
chơi.
|
*Chơi Tự Do: Cho
trẻ chơi nhặt lá cây làm đồ chơi ngoài
sân.
|
Trẻ biết cách chơi. được chơi
thoải mái với những đồ chơi
|
Phấn, bóng, lá cây, hột hạt
|
* Chơi Tự Do: Cho trẻ chơi làm cô giáo, chơi đi nhặt lá
cây làm đồ chơi ghép tranh và chơi theo ý thích của trẻ, chơi với phấn, xếp
hột hạt.
2.4.Kết thúc hoạt động:
-Cô: Cho trẻ hát : Ánh trăng hòa bình.
-Trẻ: Trẻ hát và cùng
cô thu dọn đồ dùng.
|
3.
Hoạt động có chủ đích: Nhảy qua vật cản.
Mục tiêu: Trẻ nhảy qua vật cản nhịp nhàng chính xác thi đua và thực hiện nhiều lần
theo khả năng của trẻ.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
3.1Hoạt động 1: Trò chuyện dẫn dắt
-Giáo
viên dẫn dắt cho trẻ vào giờ học bằng cách giới thiệu game show “ Danh lam thắng cảnh.” và các
đội tham gia.
- Đội 1: Thác dray nur.
- Đội 2: Cầu trèo buôn đôn
- Đội 3: Hồ lăk
3.2 Hoạt động 2: Cùng thi tài
a. Khởi động – Diễu hành.
- Cô cùng trẻ đi theo đội
hình vòng tròn và khởi động theo nhạc ( Làm động tác đi bằng mũi chân , bàn
chân , gót chân, đi khuỵu gối, chạy nhanh, chạy chậm…) theo nền nhạc “ Ánh trăng
hòa bình”
b. Trọng động:
*Bài tập phát triển chung –
Đồng diễn.
- Từ đội hình vòng tròn to
chuyển thành đội hình 2 vòng tròn đồng tâm, tập theo nhạc bài: Bèo dạt mây
trôi.
-Tập các động tác : Tay, chân
, bụng, bật, theo nhạc. Nhấn mạnh động tác chân 2l x 8 nhịp.
*Vận động cơ bản: “Nhảy qua vật
cản.
-Từ đội hình 2 vòng tròn
chuyển thành 3 hàng dọc. Cô giới thiệu tên vận động: “Nhảy qua vật cản.”
Cô làm mẫu kết hợp giải thích :
- Cô tạo tình huống.
+Trẻ thực
hiện theo nhạc.
- Cô mời 2
trẻ 5tuổi, 1 trẻ 4 tuổi lên làm thử sữa sai.
- Mời các
trẻ còn lại nhận xét và sau đó cô nhắc lại.
-Cho 3 trẻ đại diện cho các
đội 3 đội lên thực hiện.
*Trẻ thực hiện:
- Cả 3 đội cùng thực hiện: “Nhảy qua vật
cản”
- Lần lượt
từng đội thực hiện thử thách.
-Khi trẻ
thực hiện xong cô cho các lớp còn lại nhận xét.
- Từ đội hình 3 hàng dọc
chuyển thành 3 vòng tròn tiếp tục thực hiện vận động ( Tăng dần độ khó)
- Cho trẻ đi tự do.
3.3
Hoạt động 3: Cùng thi tài.
-
Tổ chức cho trẻ chơi bằng hình thức thi đua:
- Chia trẻ thành 3 đội cùng thi
tài: Nhảy qua vật
cản.
+ Nhảy qua vật cản, nhặt bóng bỏ vào rổ rồi sau đó về cuối hàng đứng bạn
tiếp theo , đội nào lấy được nhiều bóng không làm rơi đội đó sẽ chiến thắng.
- Thời
gian chơi sẽ là 1 bản nhac
- Cô tổ
chức cho trẻ chơi 3 -4 lần
- Nhận xét
kết quả 3 đội chơi.
* Hồi tĩnh
: Trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân hít thở sâu theo nền nhạc “Ánh trăng hòa bình”.
3.4. Kết thúc hoạt động
Cô : Thu dọn đồ dùng
Trẻ: Cùng
cô thu dọn đồ dùng
|
-Trẻ lắng nghe
Trẻ thự hiện cùng cô
-Trẻ tập các động tác kết hợp
với lời bài hát cùng cô.
-Trẻ nhận xét
-Trẻ nhận xét
-Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ đi nhẹ nhàng.
|
Môn: Làm Quen
Với Toán.
Đề tài:
Đo các đối
tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo.
Mục tiêu: Trẻ nhận biết đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng 1 đơn vị đo
để biểu diễn chiều dài của vật qua độ dài của một đối tượng chọn làm đơn vị đo.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
3.1.Hoạt
động 1: Phong cảnh quê bé
-
Trẻ ngồi
bên cô hát bài “ Múa với bạn tây nguyên”
-
Lớp mình
vừa hát bài hát nói về ở đâu? (Trẻ 5 tuổi trả lời)
- Các bạn này ở đâu? (Trẻ 4 tuổi trả
lời)
- Thế các con đang ở thôn nào xã nào, tỉnh nào? (Trẻ 4 tuổi trả lời
, 5 tuổi bổ sung)
- Vậy ở Dăk Lăk nơi nào có cảnh đẹp nhất? (Trẻ 4 tuổi trả
lời, 5 tuổi bổ sung)
- Bạn nào giỏi hãy kể những danh lam ở Đăklăk? (Trẻ 4 tuổi trả
lời, 5 tuổi bổ sung)
-
Trò chuyện với trẻ về danh lam thắng cảnh của quê hương mình.
- Giaó dục trẻ bảo vệ, giữ
gìn những danh lam thắng cảnh đó.Vậy bây giờ cô cùng lớp mình “đo các đối tượng có kích thước khác nhau
bằng một đơn vị đo.”
3.2. Hoạt động 2: Ai đã
biết
- Ôn gợi nhớ:
- Trẻ lên đo
- Cả lớp kiểm tra lại
- Bài mới:
- Để đo được các đối tượng có kích thước
khác nhau bằng 1 đơn vị đo thì chúng ta cần đến phép đo.
- Cô yêu cầu trẻ lấy trong rổ đồ chơi 3
miếng xốp ra và xếp thành hàng ngang ra trước mặt.
- Bây
giờ chúng mình cùng đo các hình chữ nhật nào
- Cô hướng dẫn trẻ đặt các hình chữ nhật
nhỏ lần lượt theo chiều dài của băng giấy.
- Bây giờ cô cháu mình cùng kiểm tra .
- Miếng xốp màu xanh dài bằng 10 lần hình
chữ nhật
- Tương tự miếng xốp màu đỏ dài 9 lần và
màu vàng dài 8 lần hình chữ nhật
- Yêu cầu trẻ tìm số đặt bên cạnh mỗi miếng
xốp 1 thẻ số ứng với 1 hình chữ nhật
mà trẻ vừa đo được.
- Tìm thẻ số để chỉ kết quả đo bên cạnh.
- Trẻ đọc kết quả mà trẻ đo được .
- Thực hành đo
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ đo bằng sợi
dây.
- Cô kết luận . Như vậy với những dụng cụ
đo khác nhau thì cho chúng ta kết quả đo khác nhau
- Cá nhân :
- Trẻ lên đo
- Cả lớp “ Xem ai nhanh”
- Trẻ lấy que tính ra đo và xếp tương tự
như băng giấy.
3.3.
Hoạt động 3: “ Thi bé khéo tay ”
*
Trò
chơi : “ Bật vào vòng đo dây ’’
- Chia trẻ thành 2 đội xếp thành hàng dọc,
trước mặt mỗi đội chơi là 3 vòng thể
dục.Lần lượt từng trẻ bật qua 3 vòng lên lấy hình chữ nhật đặt cạnh sợi dây
thừng.Cứ như thế cho đến khi các hình chữ nhật xếp bằng chiều dài của sợi
dây. Đội nào nhanh hơn là thắng cuộc
- Sau 1 lần chơi cô và cả lớp kiểm tra kết
quả
3.4. Kết thúc hoạt động
Cô : Thu dọn đồ dùng
Trẻ: Cùng cô thu dọn đồ dùng
|
- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ
- Cả lớp lấy băng giấy ra đo
- Cô và trẻ cùng đo
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
- Trẻ đo và nói kết quả đo
- Chia trẻ 4 nhóm trẻ chơi theo yêu cầu của
cô
- Trẻ cùng thu dọn.
|
4.Hoạt động góc
- Mục tiêu : Trẻ biết cách chơi ở
các góc, biết chơi liên kết giữa các góc chơi với nhau, chơi đoàn kết
Tên
góc chơi
|
Mục
đích yêu cầu
|
Chuẩn
bị
|
Phương pháp hướng dẫn
|
* Góc phân vai: Triển lãm bán tranh
ảnh về quê hương đất nước
|
-Yêu cầu: Trẻ biết chọn tranh
xếp bày từng gian hàng, người mua nêu tên tranh để mua, người bán chọn tranh
đúng để bán
|
- Chuẩn bị : Tranh ảnh về quê
hương danh lam thắng cảnh quê hương em
|
+Góc phân vai:Triển lãm bán
tranh
ảnh về quê hương đất nước
-Thoả thuận cùng trẻ về công
việc của người bán và người
mua tranh ảnh…làm gì?
Người đứng đầu tổ chức buổi
triễn
lãm cần chuẩn bị gì?
- Người bán phải như thế nào?
Giới thiệu sản phẩm , nhiệt
tình
vui vẻ niềm nở.
-Tổ chức buổi triển lãm nhiều
tranh ảnh đẹp?Nhằm mục đích giới
thiệu về danh
lam thắng cảnh quê
hương mình.
-Cần phải chuẩn bị những gì?
Chọn vai chơi theo ý thích
của trẻ.
- Quá trình chơi: Trẻ đến góc chơi tự phân vai và cùng thể hiện vai
chơi, lúc đầu cô gợi ý cho trẻ chơi. Cho trẻ chơi và mô phỏng một buổi triễn
lãm tranh là người đi dự người xem, người mua và người bán, cô gợi ý cho trẻ
hiểu. Cô bao quát trẻ chơi và động viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét: sau mỗi lần chơi
cô đến góc chơi và nhận xét trẻ chơi
|
Góc xây dựng: Trẻ xây dựng
hoa viên.
|
- Yêu cầu : Trẻ chọn các vật liệu, cùng nhau xây một số danh lam thắng
cảnh quê hương của bé, trẻ sáng tạo theo ý tưởng
|
- Chuẩn bị
: Các khối gỗ bi tít,đồ lắp ráp, đất nặn và một số cây nhựa to, nhỏ, thảm cỏ,
ống hút
|
* Góc xây dựng: Trẻ xây
dựng hoa viên.
- Biện pháp
thực hiện:
+ Thoả thuận
cùng trẻ về công việc phải làm, xây
hoa viên như thế nào là đẹp? Có những
gì?Sắp xếp các như thế nào ?
Chúng ta phải làm gì để có mô hình thật đẹp? Chúng ta phải xây như thế nào?
Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ.
+ Quá trình
chơi: Trẻ đến góc chơi cùng thoả thuận với nhau vai chơi, cùng lấy vật liệu
xây dựng nên mô hình hoa viên thật đẹp, sắp xếp mô hình cho đẹp, ….Cô bao
quát trẻ chơi.Trẻ xây theo ý tưởng sáng tạo.
+ Nhận xét : Cho lớp đến công trình của trẻ và cùng
nhận xét.
|
* Góc nghệ thuật: Hát múa đọc
thơ, tô vẽ, nặn, tô màu theo chủ đề. Nặn người trang phục dân tộc. Nghe hát
dân ca
|
- Yêu cầu:
Trẻ thể hiện có nghệ thuật, sáng tạo hứng thú và biết hợp tác
|
- Chuẩn bị
: Băng nhạc máy casec về chủ đề, đất nặn màu, giấy vẽ, bảng con. . .
|
* Góc nghệ thuật: Hát múa đọc
thơ, tô vẽ, nặn, tô màu theo chủ đề. Nặn người trang phục dân tộc. Nghe hát
dân ca.
Biện pháp thực
hiện:
+ Thoả thuận
cùng trẻ về chủ đề, hình ảnh về chủ đề .Chọn vai chơi theo ý thích của trẻ.
+ Quá trình
chơi: Trẻ đến góc chơi tự lấy dụng cụ và vẽ các tranh ảnh về chủ đề, tô màu
tranh ảnh , vẽ các phong cảnh quê hương, nặn trang phục dân tộc. .. Cô gợi ý
cho trẻ biết các bài trong chủ đề, cô bao quát trẻ chơi.
+ Nhận xét : Cô đến góc chơi nhận xét và động viên trẻ
chơi giỏi hơn
|
* Góc học tập, Sách: Chọn tranh phân loại vùng miền
|
- Yêu cầu:
Trẻ biết chọn tranh về địa danh quê hương em để xem, phân loại theo vùng,
miền khác nhau, trẻ chơi nề nếp đoàn kết.
|
- Chuẩn bị:
Tranh về địa danh quê hương em tranh lô tô về các vùng miền
|
Góc học tập, Sách: Chọn tranh phân loại vùng miền.
+ Thoả thuận cùng trẻ về công việc
phải làm chọn tranh ảnh phân loại theo
vùng miền.
+ Quá trình
chơi: Trẻ đến góc chơi cùng chơi, cùng lấy đồ dùng và phân loại tranh theo
vùng miền . Lúc đầu cô
gợi ý cho trẻ chơi cùng trẻ và khi biết chơi thì cô cho trẻ tự chơi với
nhau...Cô bao quát trẻ chơi.
+ Nhận xét : Cô đến góc chơi và nhận xét.
|
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc
cây tưới tỉa lá cây, đong nước
|
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện
vai chơi, sáng tạo hứng thú và biết hợp tác
|
- Chuẩn bị
: Cây cảnh, vườn hoa, nước, bình tưới, chai.
|
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc
cây tưới tỉa lá cây, đong nước.
+ Thoả thuận cùng trẻ về cách chơi . chọn vai chơi theo
ý thích của trẻ.
+ Quá trình
chơi: Trẻ đến góc chơi tự sắp xếp đồ dùng
chăm sóc cây cảnh, vườn hoa bình tưới, chai lọ để tưới ,đong đo nước.
+ Nhận xét:
Cô đến góc chơi nhận xét và giáo dục trẻ, động viên trẻ chơi giỏi hơn
* Kết thúc
hoạt động: Nhận xét rút kinh nghiệm lần sau.
- Cô: Cô dọn
đồ dùng
- Trẻ: Trẻ dọn đồ dùng cùng cô
|
5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng
- Mục tiêu: Trẻ được chăm sóc, ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể
sạch sẽ, trẻ ăn hết suất ngủ đủ giấc, tạo cho trẻ cảm giác am toàn.
- Rèn cho trẻ nề nếp, giữ vệ sinh cơ thể .
- Tập rửa tay, chân, rửa mặt, giáo dục trẻ ăn, uống gọn
gàng, hợp vệ sinh.
- Động viên trẻ ăn hết suất .
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Giữ an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
6. Hoạt động chiều :
- Mục tiêu: Trẻ tham gia hoạt động
ôn bài cũ và làm quen bài mới hứng thú và tích cực
Hoạt
động của cô
Hoạt
động của trẻ
6.1.Hoạt động 1: Bé biết gì?
- Cô dẫn dắt vào gameshow:
- Cho trẻ hát: Ánh trăng hòa bình
- Giới thiệu về tranh ảnh về danh
lam thắng cảnh.
- Cô mời gia đình đến từ buôn đôn cùng
trò chuyện với lớp.
- Cô mở hình ảnh: Một số tranh ảnh
danh lam thắng cảnh cho trẻ xem.
- Giới thiệu hôm nay chúng ta cùng
du lịch nhé.
6.2.Hoạt động 2: Thử tài bé
Thử tài bé yêu.
+ Ôn bài cũ: Nhảy qua vật cản –Đo
các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo.
- Mời 4- 5 trẻ lên đo các đối
tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo.
- Cô nhận xét.
+ Gợi bài mới:
- Mời 3 đội giới thiệu về danh lam
thắng cảnh quê hương mình.
6.3.Hoạt động 3: xem ai giỏi
+ Chơi tự do: Cô dẫn dắt vào các
góc chơi.
- Nhóm tô màu, vẽ về danh lam
thắng cảnh quê hương em .
- Nhóm chơi góc phân vai: Trẻ đóng vai tổ chức buổi triển
lãm tranh, bán tranh ảnh về quê hương đất nước.
- Góc nghệ
thuật: Cùng tập hát, tập múa .
+ Hoạt động
chiều:
- Bình cờ:
- Cô khen trẻ
.
- Cô gợi mở
để chọn ra bạn nào ngoan, bạn nào giỏi trong ngày để xứng đáng lên cắm cờ, cô
mời cả 3 tổ để bình cờ.
- Cô mời cả
lớp đọc thơ: Bé được cắm cờ.
- Mời 1 -2
bạn nêu lại các tiêu chuẩn bé ngoan trong 3 tổ xứng đáng được cắm cờ.
- Cô mời lần
lượt 3 tổ đứng lên cho cả lớp bình cờ.
- Cô phát cờ
cho các thành viên trong 3 tổ được chọn lên cắm cờ theo tổ mình( cô mở nhạc)
- Cả lớp
tuyên dương.
- Cô nhận xét
và tuyên dương.
6.4. Kết thúc
hoạt động:
- Cô: Cho trẻ
hát: Ánh trăng hòa bình.
- Trẻ : Hát
và cùng cô thu dọn đồ dùng.
Cả lớp hát
Cùng trò
chuyện.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ cùng chơi
Trẻ đọc
Trẻ cắm cờ
Cả lớp.
- Vệ sinh,trả trẻ.
V.Nhận xét cuối ngày:
- Đánh giá kết
quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày:
* Hoạt động vui chơi:……………………………………………………….....
* Hoạt động
chung:…………………………………………………………….
- Nội dung chưa
dạy được và lý do:…………………………………………..
…………………………………………………………………………………
- Những thay đổi cần
thiết:……………………………………………………
………………………………………………………………………………..
- Những trẻ có biểu hiện đặc biệt
(về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng (Có thể hợp tác
với gia đình):………………………....................
Post a Comment