DẠY HÁT CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ DẠY HÁT: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU NGHE HÁT: CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI TRÒ CHƠI : NGHE TIẾT TẤU TÌM ĐỒ VẬT I. Mục đích yêu ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/day-hat-ca-nha-thuong-nhau.html
PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ
DẠY HÁT: CẢ
NHÀ THƯƠNG NHAU
NGHE HÁT:
CHỈ CÓ MỘT TRÊN ĐỜI
TRÒ CHƠI : NGHE TIẾT TẤU TÌM ĐỒ VẬT
I.
Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát,
tên tác giả và thuộc bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi trò chơi âm
nhạc.
- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát,
hát đúng. Trẻ thích nghe cô hát, và hưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi
âm nhạc.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Phát triển năng khiếu
âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.
- 5 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc
cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục
trẻ phải biết yêu thương những người thân trong gia đình của mình
II.
Chuẩn bị
- Cô, trẻ gọn gàng sạch sẽ.
- Tranh vẽ gia đình
- Mũ chóp, xắc xô, một số đồ
vật như bát, ca...
- Cho trẻ ngồi ghế hình chữ U.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của trẻ
|
|||
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
-
Chào mừng các bạn đến với chương trình “
Tài năng gia đình”
Đến
với chương trình hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu ban tổ chức gồm có các
cô giáo và quan trọng nhất không thể thiếu đó là các thành viên của ba gia
đình đó là :
+
Gia đình số 1
+
Gia đình số 2
+
Gia đình số 3.
Cô
giáo sẽ là người đồng hành trong suốt chương trình này cùng các gia đình.
-
Đến với chương trình này ba gia đình phải trải qua 4 phần sau.
+
Phần thứ I là phần: Tìm hiểu.
+
Phần thứ II là phần: Tài năng gia đình.
+
Phần thứ III là phần: Cảm thụ nghệ thuật.
+
Phần thứ IV là phần: Vui cùng âm nhạc.
-
Mở đầu cho cuộc thi sẽ là phần “ Tìm hiểu”.
Các
bạn hãy nổ một tràng vỗ tay để cổ vũ ba gia đình nào.
Phần I: Tìm hiểu.
- “Nhìn xem, nhìn xem”
- Xem cô có tranh vẽ gì đây?
- Trong gia đình có những ai?
- Tranh vẽ gia đình đông con hay gia đình ít con?
- Con hãy kể về gia đình của mình? Có mấy thành viên?
Thuộc gia đình đông con hay ít con?
- Cô chốt lại các ý của trẻ, giáo dục trẻ và dẫn dắt
vào phần 2 của chương trình.
2. Hoạt
động 2:
Phần
II: Tài năng
gia đình.
* Dạy hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác nhạc sĩ Phan
Văn Minh
- Cô hát lần 1.
+ Giới thiệu tên bài, tên tác giả.
+ Giảng nội dung bài hát.
- Cô hát lần 2.
+ Hỏi trẻ tên bài, tên tác giả.
- Cả lớp hát kết hợp nhún chân
- Từng đội hát.
- Nhóm hát
- Cá nhân trẻ hát.
- Trong lúc trẻ hát cô cho trẻ nhận xét xem bạn nào cao
hơn, bạn nào thấp hơn? Bạn trai hay gái,
bạn mặc áo màu gì? Bạn ở phía nào?...
- Cô lắng nghe, sửa sai cho trẻ.
- Cô luôn động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ.
- Cô hỏi lại tên bài hát
- Cô củng cố lại: Trong một gia đình chúng ta phải biết
yêu thương nhau nhé.
3. Hoạt
động 3:
Phần III: Cảm thụ nghệ thuật.
* Nghe hát “Chỉ có một trên
đời”, sáng tác nhạc sĩ Trương Quang Lục
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Vừa hát vừa múa minh họa.
Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Lần 2: Cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
Hỏi lại trẻ tên bài, tên tác giả.
- Cô củng cố lại và dẫn dắt trẻ đến với phần 4 của
chương trình.
4. Hoạt
động 4:
Phần
IV: Vui cùng
âm nhạc.
- Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm
đồ vật ”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát và khuyến khích trẻ chơi .
- Cô hỏi lại tên trò chơi.
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô trao quà cho các gia
đình.
|
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe
- “Xem gì, xem gì”
- Vẽ gia đình
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Lớp hát
- Đội hát
- Nhóm hát
- Trẻ hát
- Trẻ quan sát và nhận xét
- Trẻ nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận quà
|
Post a Comment