Chơi tập có chủ định Thơ Con cá vàng
*Nội dung hoạt động: 1. Chơi tập có chủ định: Thơ: “Con c á vàng" 2. Dạo chơi ngoài trời: Chơi với cát và nước. 3. Chơi tập buổ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/choi-tap-co-chu-dinh-tho-con-ca-vang.html
*Nội dung hoạt động:
1. Chơi tập có chủ định: Thơ: “Con cá vàng"
2. Dạo chơi ngoài trời: Chơi
với cát và nước.
3. Chơi tập buổi
chiều: Vận động minh họa“Một con vịt”.
I. Mục đích
- Biết
tên bài thơ “Con cá vàng”, tên tác
giả “Phạm Hổ”, nội dung bài thơ. Trẻ biết
tính chất và tác dụng của nước –cát.
Biết tên bài hát, nội dung bài hát và động tác múa bài “Một con vịt”.
-
Rèn kỹ năng nói đúng tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ “Con cá vàng”. Trẻ phân biệt cát khô - ướt,
cát to - nhỏ. Có kỹ năng hát và vận động múa
bài hát “Một con vịt”.
-
Giáo dục trẻ hứng thú đọc thơ và có thái độ yêu quý con cá vàng.Giáo dục trẻ giữ
gìn quần áo sạch sẽ
trong khi chơi. Giáo
dục trẻ có thái độ hào hứng, tích cực tham gia vận động.
II. Chuẩn bị
- Tranh
ảnh minh họa thơ “Con cá vàng”,
Hình ảnh một số con vật dưới nước ..
-
Chỗ cho trẻ hoạt động Cát, nước cho trẻ chơi.
- Nhạc
bài hát. ..
III. Tiến hành
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Ghi
chú
|
1. Chơi tập có chủ định
Thơ: “Con cá vàng”
HĐ1: Trò chuyện
gây hứng thú
- Cô cho
trẻ xem hình ảnh một số con vật sống ở dưới nước rồi trò chuyện dẫn dắt giới
thiệu bài thơ.
HĐ2: Đọc mẫu
- Lần 1: Giới
thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Đọc
theo tranh.
HĐ3: Đàm thoại
về nội dung
- Cô vừa đọc cho các con nghe
bài thơ gì?
- Tác giả của ai?
- Bài thơ nói về con gì?
- Con cá vàng có cái gì mà
khiến cá bơi nhẹ nhàng?
(Giảng từ khó “nhẹ nhàng”).
- Cá vàng đang bơi ở đâu?
ð
Giáo dục trẻ: Con cá vàng đẹp thường được nuôi trong bể làm cảnh. Vì vậy các
con vật nuôi phải biết chăm sóc và bảo vệ con cá vàng.
HĐ4: Trẻ đọc
thơ
- Cho cả lớp đọc thơ cùng cô
3-4 lần.
- Tổ, nhóm đọc thơ.
- Cá nhân đọc thơ.
Cô động viên khích lệ trẻ
đọc, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ,
tên tác giả.
HĐ5:Kết thúc : Cho trẻ
làm những chú cá vàng bơi
* Hát bài: “Cá
vàng bơi”.
2. Dạo chơi ngoài trời
HĐ1: TCVĐ “Gà lớn bắt cá bé”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2: Chơi với cát và nước
-
Cô cho trẻ đi dạo chơi cùng cô
-
Hỏi trẻ cô có gì đây?
-
Nước dùng để làm gì?
-
Nước có màu gì?
-
Còn đây là gì? Hạt cát như thế nào?
Cát dùng để làm gì?
-
Vậy các con có muốn chơi cùng cát và nước không? ( Cô gợi ý cho trẻ chơi, các
con có thể chộn cát với nước để xây nhà, có thể đào hầm trên cát…)
-Trẻ
chơi xong cô nhận xét
ð Cô giáo dục trẻ trong khi chơi phải giữ gìn
quần áo sạch sẽ
HĐ3:
Chơi tự do
3. Chơi tập buổi chiều
HĐ1:
TCVĐ “
- Cô
chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2:
Vận động múa“Một con vịt”.
- Cô cùng
trẻ hát bài “Một con vịt” một lần và trò chuyện với trẻ về bài hát:
+ Các
con vừa hát bài hát gì?
+ Con
vịt sống ở đâu?
+
Chúng có đặc điểm gì?
+ Các
con có yêu quý con vịt không?
- Bài
hát “Một con vịt” sẽ hay hơn nữa nếu kết hợp với vận động múa đấy nhé!
- Cô cùng
trẻ vận động múa theo nhạc 2-3 lần.
- Cho
tổ, nhóm, cá nhân vận động múa cùng cô.
- Cô
quan sát và sửa sai cho trẻ.
ð
Giáo dục trẻ: Yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi.
HĐ3:
Chơi tự do
|
- Trẻ xem
- Trẻ quan
sát và trả lời.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ đọc
3-4
lần.
-
Tổ, nhóm đọc thơ.
-
Cá nhân đọc thơ.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ
hát.
- Trẻ
chơi 2-3 lần.
- Trẻ
đi dạo
- Trẻ
chơi.
- Trẻ
trẻ lời câu hỏi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ
hát và trò chuyện.
- Trẻ
trả lời các câu hỏi của cô.
- Trẻ múa
2-3 lần.
- Tổ,
nhóm, cá nhân múa.
- Trẻ
chơi..
|
Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Nội dung đánh giá:
…...............................................................................................................................................................
2. Hướng điều chỉnh
...................................................................................................................................................................
Post a Comment