Bé làm gì với động vật sống dưới nước?

Bé làm gì với động vật sống dưới nước? ·         Hoạt động 1: Bé làm họa sĩ -          Cho trẻ chơi trò chơi “ Bé làm họa sĩ” cho cả ...

Bé làm gì với động vật sống dưới nước?

·        Hoạt động 1: Bé làm họa sĩ
-         Cho trẻ chơi trò chơi “ Bé làm họa sĩ” cho cả lớp đứng tham gia TC
+ GV: Cọ đâu? Cọ đâu?
+ Trẻ: Cọ đây, cọ đây
+ Gv: Màu đâu? Màu đâu?
+ Trẻ: Màu đây, màu đây
+ Gv: Chấm màu cam vẽ cái mình
+ Trẻ: Chấm  màu cam vẽ cái mình
+ Gv: Vẽ cái đuôi
+ Trẻ: Vẽ cái đuôi
+ Gv: Vẽ vây vẽ mang
+ Trẻ: Vẽ vây vẽ mang
+ Gv: Vẽ gì mà có cái mình, có đuôi, có vây, có mang …1, 2, 3 là con  gì?
            + Trẻ: Là con cá
            + Gv: Con cá nó sống ở đâu?
+ Trẻ: Cá sống dưới nước
             Nó bơi bơi bơi
·        Hoạt động 2: Bé và con vật sống dưới nước
-         Gv: Bé tìm xem còn con vật nào sống dưới nước nữa?
-         Trẻ chạy về các rổ đd cô để xung quanh lớp chọn cho mình 1 con vật Sống dưới
nước về đứng 2 hàng 2 bên
-         1 trẻ: Con cua tám cẳng, hai càng” mình thích con cua ( Trẻ nào cầm Con cua chạy
lên với bạn và nói “ Con cua vỏ cứng, thân mình”)
-         Cả lớp: Con cua gọi con tôm ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cầm con tôm chạy lên và nói: Con tôm có râu, có càng
-         Cả lớp: Con Tôm gọi con ốc ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cầm con ốc chạy lên và nói: Con ốc vỏ cứng, thân mềm
-         Cả lớp: Con ốc gọi cá lóc  ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cá lóc chạy lên và nói: Cá lóc thân mềm, có vẩy
-         Cả lớp: Cá lóc gọi cá thu ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cầm Cá thu chạy lên và nói: Cá thu ở biển, không vẩy
-         Cả lớp: Cá thu gọi ếch con  ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cầm ếch con chạy lên và nói: Ếch con thân mềm, có chân
-         Cả lớp: Ếch con gọi sò ( 2 lần )
-         Trẻ: Cho nhóm trẻ cầm con sò chạy lên và nói: Con sò vỏ cứng thân mềm
-         GV: Gọi ốc, gọi  sò( 2 lần)
-         Trẻ: Vỏ cứng, thân mềm
-         GV: Có vẩy, không vẩy ( 2 lần)
-         Trẻ: Nhóm cá thân mềm
-         Gv: Gọi cua, gọi ếch
-         Trẻ: Cua ếch có chân
-         Lớp:   Con ốc con sò
Con cá con tôm
Con cua con ếch
Tuy có khác nhau
Nhưng chung môi trường
Trong dòng nước mát  
Dze…

·        Hoạt động 3: Bé làm gì đối với vật sống dưới nước?
-         Gv: Cho đôi bạn thảo luận và trả lời
            + Đôi 1: Không đánh bắt cá nhỏ ( Lớp: Việc không nên làm )
            + Đôi 2: Không bỏ rác xuống sông, biển( Lớp: Việc không nên làm)
            + Đôi 3: Không thải nước dơ ra sông, ra biển( Lớp: Việc không nên làm)
            + Đôi 4: Không bắt cá bằng bình sạc điện ( Lớp: Việc không nên làm)
+ Đôi 5: Thay nước thường xuyên khi nuôi cá cảnh ( Lớp: Việc nên làm)
+ Đôi 6: Cho ăn đúng thức ăn của cá ( Lớp: Việc nên làm)
-         Hát hay là hay…
-         Gv: Đúng là như vậy, mọi người không nên Không đánh bắt cá nhỏ,
Không bỏ rác xuống sông, biển, Không thải nước dơ ra sông, ra biển, Không bắt cá bằng bình sạc điện …như thế sẽ không còn chỗ cho những loại động vật sống dưới nước sinh sống. Vậy thì hãy cùng nhau bảo vệ nguồn nước ao, hồ, sông, biển để môi trường sống của động vật này luôn trong và sạch sẽ
      + Trẻ: Giữ sạch nguồn nước
 Ao hồ sông biển
-         Cho trẻ hát “ Hay là hay quá…”
·        Hoạt động 4: Vì sao mọi người phải chăm sóc vật dưới nước ?
-         Gv: Các con ơi! chúng mình suy nghĩ xem vì sao mọi người lại chăm
sóc và yêu thương những con vật này nhiều đến thế (Cho nhóm thảo luận và trả lời)
+ Cho thức ăn nhiều DD
-         Con thích món ăn nào được chế biến từ vật dưới nước?
+ Con thích ăn Cá chiên, tôm nướng, canh cua, ếch chiên bột, sò rang
me, chà bông cá …)
+ Làm cảnh đẹp cho mọi người
-         Con thấy mọi người nuôi cá cảnh ở đâu
+ Hồ cá, chậu cá, lọ cá…
-         Các con nè! Nhóm động vật nước là nguồn thức ăn có nhiều chất đạm.
Nhưng lúc ăn cá chúng mình phải nhờ người lớn giúp vì xương cá rất nguy hiểm. Còn nữa khi ăn sò, ốc, cua, ghẹ…bỏ vỏ vào giỏ rác không quăng ném bừa bãi.
-         Cho đọc “ Con cua tám …” về 6 nhóm thảo luận
·        Hoạt động 5: Nhóm nào hay nhất?
- Gv: Các nhóm thi đua tìm xem vật nước còn có ở đâu nữa? ( Mỗi nhóm tìm và đọc / hát bạn nghe …)
+ Bài hát “Cá vàng bơi”
+ Đồng dao: Ếch dưới ao
+ Ca dao: Con cua tám cẳng hai càng
            Không đi mà lại bò ngang cả ngày
+ Thơ: Rong và cá
      + Câu đố:       Chân gần đầu
Râu gần mắt
Lưng còng co quắp
Mà bơi rất tài
            + Chuyện kể: Ếch con tìm mẹ/ Cá đuôi cờ
-         Gv: Hình dáng của các con vật dưới nước rất là đáng yêu và gần gũi
những hình ảnh đó được đưa vào bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao và cô còn nhớ có tranh hình ảnh động vật nước nữa mà đúng không nè?
            + Trẻ: Bé dán động vật nước
·        Hoạt động 6:  Bé dán động vật nước
-         Gv: Các con sẽ làm thế nào để mỗi bạn có 1 tranh về động vật nước nè?
      + Trẻ: Con sẽ chọn 2 con cá ướm vào tranh cho cân đối, sau đó con thoa hồ vào mặt
trái của từng con cá dán vào tranh của con
-         Gv: Bạn ... sẽ có tranh cá rất đẹp đây vì cô nghe bạn có nói cách ướm thử và cách
bôi hồ trước khi dán …Các con nhớ cách làm này sẽ giúp cho hình ảnh trong tranh cân đối
+ Trẻ: Tranh của con sẽ có 1 con ốc và 1 con cua
+ Trẻ : Còn con sẽ chọn con sò, con ốc, con cua cho tranh của con
+ Trẻ: Con thích dán con tôm, con mực …Còn 1 con bí mật …
-         Gv: Còn rất nhiều bạn trong lớp mình cũng có ý tưởng tạo cho mình một bức tranh
về động vật nước…rất đẹp và rất sáng tạo…chúng mình cùng thi đua và chờ xem sản phẩm của nhau nhé các bạn
-         Hát bài “Cá vàng bơi” về bàn thực hiện
-         GV chọn 3 - 4  sản phẩm cô và trẻ cùng nhận xét
·        Hoạt động 7: Ai nói nhanh nhất ?
-         Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô chỉ bất kỳ 1 bạn nào đó.
Và nói “ Con cua” trẻ nói “ Tám cẳng, hai càng”
              “ Con ốc” trẻ “ Vỏ cứng, thân mềm”
              “ Con cá ” trẻ “ Có vẩy, thân mềm”
              “ Con tôm” trẻ “ Có chân, có râu”
              “ Con ếch” trẻ “ Có chân, thân mềm”
              “ Con sò” trẻ “ Vỏ cứng, thân mềm”
-         Luật chơi: Bạn nào nói chậm và không đúng sẽ bị phạt
-         Cho lớp chơi thử
Cả lớp cùng tham gia

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 1871657947871487217

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item