KPKH: Bé biết những loại phương tiện giao thông nào
KPKH Bé biết những loại phương tiện giao thông nào 1. Mục đích yêu cầu. - Kiến thức: + Trẻ gọi tên, nêu được điểm giống nhau và khác...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/04/kpkh-be-biet-nhung-loai-phuong-tien-giao-thong-nao.html?m=0
KPKH
Bé biết những loại phương tiện giao thông nào
Bé biết những loại phương tiện giao thông nào
1.
Mục đích yêu cầu.
-
Kiến thức: + Trẻ
gọi tên, nêu được điểm giống nhau và khác nhau. Những điển nổi bật của một số
phương tiện giao thông.
+
Biết các loại phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau
như: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
-
Kỹ năng: Phân
nhóm, phân loại phương tiện giao thông qua các đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt
động, nhiên liệu. Phát triển ở trẻ khả năng nghe và phán đoán, so sánh.
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết ích lợi của một số phương tiện giao thông, biết một số luật lệ
giao thông khi đi tàu xe, có ý thức khi tham gia giao thông.
2.
Chuẩn bị môi trường hoạt động:
-
Đồ dùng: ô tô con, ô tô tải, xe cẩu, máy bay, máy bay trực thăng, tranh vẽ tàu
hỏa, tàu thủy, thuyền, lô tô phương tiện giao thông.
-
Lô tô về 1 số PTGT: ô tô tải, xe máy, tàu hoả, máy bay…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
-
Cả lớp hát và làm động tác lái ô tô, pí pò pí pô... Trò chuyện về các loại
phương tiện giao thông mà trẻ biết. Hỏi trẻ:
+
Sáng nay, ai đưa con đi học? Đi bằng PTGT gì?
* Hoạt động 2: Bé biết những loại phương tiện giao
thông nào?
-
Cô đọc câu đố về xe máy và hỏi:
+
Đó là xe gì? Cho trẻ bắt chước tiếng còi xe máy?
+
Muốn xe đi được cần có gì? Xe có mấy bánh? Có những bộ phận nào?
+
Khi đi xe máy người điều khiển phải như thế nào?
+
Khi ngồi trên xe máy phải đội gì để bảo vệ đầu? Xe máy đi trên đường nào?
-
Cho trẻ xem ô tô tải, ô tô con (bằng đồ chơi) cho trẻ gọi tên và nêu đặc điểm,
công dụng của từng xe, người lái xe gọi là gì?
-
Xem tranh tàu hỏa, tàu thủy: gọi tên, nêu đặc điểm, công dụng của từng phương
tiện. Hỏi trẻ: Tàu hỏa hoạt động ở đâu? Người lái tàu hỏa gọi là gì? Tàu thủy
hoạt động ở đâu? Người lái tàu thủy gọi là gì? nhiên liệu để tàu chạy là gì?
-
Xem máy bay, máy bay trực thăng và máy bay phản lực: cho trẻ gọi tên, nêu đặc
điểm của từng loại máy bay. người lái máy bay gọi là gì? máy bay bay trên đường
nào?
* Hoạt đông 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau
của các PTGT.
-
So sánh: xe đạp và xe máy giống nhau ở điểm
nào? Khác nhau ở điểm nào?
-
So sánh: Tàu hỏa và ô tô giống nhau ở điểm nào? Khác nhau ở điểm nào?
-
Cô động viên trẻ trả lời to rừ ràng.
* Hoạt động 4: Trò chơi củng cố.
-
Chơi phân nhóm các PTGT: Đường bộ, đường thủy, đường không qua lô tô.
+
Cô phát rỗ cho trẻ và cho trẻ chọn theo yêu cầu của cô.
-
Chơi t/c “Ô tô về bến”. Cô giới thiệu t/c, nêu cách chơi và cho trẻ chơi 2 - 3
lần.
-
Cô động viên và khuyến khích trẻ chơi.
* Kết thúc: Cả lớp bắt chước tiếng động cơ và cùng cô tham gia
giao thông đường bộ.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- TCVĐ: Thả đĩa ba ba. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài
trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ ra sân được hít thở không
khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe và thể lực. Trẻ chú
ý quan sát và nắm được một số đặc điểm của thời tiết: Trời nhiều mây, có gió…
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và
bảo vệ thân thể. Chơi ngoan, hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, bằng phẳng. Đ/c
ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thơì tiết
trong ngày.
-
Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ bóng mát và quan sát bầu trời và trẻ trò
chuyện:
+
Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+
Quan sát trên trời con thấy mây, gió có gì khác biệt không?
+
Với thời tiết này con cảm thấy trong người thế nào?
+
Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như vậy?
+
Trời mưa ( nắng ) chúng mình có được chơi ở ngoài trời không? Vì sao?
-
Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù hợp theo mùa…
* TCVĐ: “Thả đĩa ba ba”: Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu
quay. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phòng, dặn trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc:
Góc sách (Chính)
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi mới "Ô tô về bến".
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu: - Hiểu luật chơi, cách chơi hứng thú với trò chơi.
- Trẻ biết cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị: - 5 bến xe mỗi bến xe có số biển khác nhau: 032,123,143,531,153.
- Mỗi trẻ những số biển khác nhau giống cô. - Đồ chơi đầy đủ, phong phú ở các góc
3. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hướng dẫn trò chơi mới: “Ô tô về bến”.
- Cô nêu luật chơi: Ô tô phải đi vào đúng bến của mình, nếu sai sẽ bị phạt.
- Cách chơi: Cô phát biển số xe cho trẻ, trẻ làm ô tô đi chở hàng, chở khách khi có hiệu lệnh cô đưa biển số nào thì những ô tô có cùng biển số đó mới được vào bến. những ô tô khác vẫn tiếp tục đi. Nếu ai sai phạt cảnh cáo tài xế. cô thay đổi biển số và tăng số lần chơi.
- Cô cho trẻ chơi và chú ý bao quat trẻ chơi.
* Chơi ở các góc theo ý thích:
- Trẻ về góc chơi theo ý thích, cô bao quát, cùng tham gia chơi và động viên trẻ chơi ngoan, hứng thú… Chơi xong trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng vào giá.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment