Giáo án tạo hình: Nặn viên sỏi
Giáo án tạo hình: Nặn viên sỏi 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/04/giao-an-tao-hinh-nan-vien-soi.html?m=0
Giáo án tạo hình: Nặn viên sỏi
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết sử dụng những kỹ năng
đã học: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành viên sỏi, biết cụng dụng của
viờn sỏi.
- Kỹ năng: Rèn sự khéo léo, kiên trì, linh
hoạt của đôi bàn tay, hứng thú tạo nên các sản phẩm, biết thực hiện nhiệm vụ
của cô một cách có mục đích. Khuyến khích trẻ sáng tạo.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
+ Ngồi học ngoan ngoãn, chú ý.
2. Chuẩn bị:
- Một mô hình nhà làm bằng sỏi…
- Mét ®Üa sỏi cô nặn mẫu, viên sỏi thật.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- C« đưa bức tranh vẽ về ngôi nhà làm
bằng sỏi và hỏi trẻ:
+ Cô có bức tranh vẽ về cái gì
đây?
+ Ngôi nhà của bạn thỏ được xây
bằng gì?
+ Hôm nay, cô muốn chúng mình
cùng nặn những viên sỏi để xây nhà giúp bạn
thỏ các con có đồng ý không?
* Hoạt động 2: Quan sát vật mẫu
và trao đổi cách nặn.
+
Cô đưa đĩa sỏi đã nặn sẵn ra cho trẻ quan sát: Cô nặn được cái gì?
-
Cô cho trẻ nhận xét về màu sắc, hình dáng.
-
Khi nặn cô xoay tròn, cô mời cả lớp cùng xoay tròn giống cô.
-
Cô nặn cho trẻ xem và cho trẻ làm động tác nặn giống cô.
*
Trao đổi ý tưởng:
Hỏi trẻ:
- Con thÝch viên sỏi có màu g×?
- Con nặn viên sỏi tròn hay bẹp?
-
Con sẽ nặn như thế nào?
-
Ai thích nặn những viờn sỏi khác?
-
Trước khi nặn các con chọn đất, bóp đất, chia đất, làm thành viờn sỏi.
-
Cô nhắc trẻ ngồi ngay ngắn khi thực hiện.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện và nhận xét sản phẩm.
*
Trẻ thực hiện:
-
Cô bao quát cả lớp, gợi ý thêm cho những trẻ còn lúng túng.
-
Cô khuyến khích trẻ đặt tên cho sản phẩm.
*
Nhận xét sản phẩm:
-
Cô cho trẻ bày sản phẩm lên bàn cho trẻ quan sát.
-
Mời 1 trẻ lên giới thiệu về sản phẩm của mình.
-
Mời 2 trẻ lên chỉ và nhận xét sản phẩm mà mình thích. Hỏi trẻ:
+
Con thích sản phẩm nào? Vì sao con thích?
-
Cô nhận xét chung: chú ý về kỹ năng, màu sắc, độ nhẵn mịn… tuyên dương những
trẻ khá và khuyến khích những trẻ còn yếu lần sau cố gắng hơn.
* Kết thúc hoạt động:
-
Trẻ cùng cô bày sản phẩm lên giá tạo hình.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Dạo chơi, nhặt lá
vàng trên sân trường.
- TCVĐ: “Bánh
xe quay”. - Chơi tự do: Chơi với
phấn, bóng, đ/c xếp hình.
1.
Yêu cầu:
-
Trẻ dạo chơi thoải mái, chăm chỉ nhặt lá vàng rơi trên sân trường.
-
Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa tay sạch sẽ sau khi lao động.
2.
Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, sân bằng
phẳng.
- Giỏ rác. Phấn, bóng, đ/c xếp
hình.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân
trường:
-
Cô kiểm
tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi
ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.
-
Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:
+
Để sân trường và vườn trường của chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì?
+
Các con có muốn góp sức lao động của mình để sân trường luôn sạch không?
-
Cô chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ nhổ cỏ và nhặt lá rụng trên sân trường, cô phát cho
mỗi tổ một giỏ rác.
-
Khi lao động xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* TCVĐ:
“Bánh xe quay”.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 -
3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình. Cô bao quát trẻ
chơi an toàn.
-
Cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết
kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc
học tập (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện công việc được giao..
- Chơi ngoan, tích cực.
2. Chuẩn bị:
- Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Chơi theo ý thích ở các góc:
- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn. Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
……………………………………………………………….…………………………………
Post a Comment