Giáo án: Trò chuyện về các nguồn nước

Giáo án: Trò chuyện về các nguồn nước 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết một số nguồn nước. Nhận biết một số đặc điểm, tính...

Giáo án: Trò chuyện về các nguồn nước
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ biết một số nguồn nước. Nhận biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
+ Biết được ích lợi, tác dụng của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối.
- Kỹ năng:
+ Luyện kĩ năng quan sát, chú ý có chủ đinh.
+ Trẻ nói được một số nguồn nước, ích lợi của nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, biết tiết kiệm nước, không làm ô nhiễm nguồn nước. Ngồi học ngoan, chú ý.
2. Chuẩn bị.
- Một chậu nước máy, một chậu nước hồ, một cốc nước nóng, đá lạnh.
- Ca cốc, một số chai.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định và giới thiệu bài.
- Cả lớp chơi trò chơi " Trời mưa". Hỏi trẻ: Mưa rơi xuống đâu? Cho ta gì?
+ Ngoài nước mưa ra các con còn biết những nguồn nước nào nữa?
+ Nước có ích như thế nào đối với con người và các loại động vật, thực vật?
* Hoạt động 2: Trò chuyện về các nguồn nước.
- Cho trẻ kể nước có từ đâu? Sông suối, ao hồ làm sao có nước?
- Ngoài ao hồ, sông suối nước còn có ở đâu nữa? Hàng ngày chúng ta cần có nước không?
+ Nước thường dùng để làm gì? Nếu không có nước thì điều gì sẽ xẩy ra nhỉ?
- Cho trẻ quan sát nước máy và hỏi trẻ:
+ Các con nhìn thấy nước ở chậu này có màu gì không?
+ Nước máy lấy ở đâu? Dùng để làm gì?
- Cho trẻ quan sát một chậu nước ao hồ và hỏi trẻ: Con nhìn thấy nước này như thế nào?
- Màu nước như thế nào? Nước này có dùng để ăn, uống được không các con?
- Vậy ở nhà các con bố mẹ lấy nước ở đâu để ăn, uống, giặt tắm ?
- Con người và các loại động vật , thực vật không có nước sẽ như thế nào?
- Nước có những trạng thái nào? Cho trẻ quan sát một cốc nước nóng , một thỏi đá lạnh.
- Các con nhìn xem cô có có nước gì đây? Vì sao các con biết đây là cốc nước nóng,
- Còn đây là gì? (đá) Đá do đau mà có, cho trẻ sờ xem đá như thế nào?
- Các con nhìn xem  thỏi đá có màu gì không? ngửi xem có mùi gì không? (chất lỏng, không mùi, không màu)
- Muốn có nước sinh hoạt chúng ta phải làm gì? nguyên nhân gì làm ô nhiễm  nguồn nước?
- Muốn có nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì? vì sao phải bảo vệ nguồn nước?
* Giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước, không vứt rác bừa bãi, cần tiết kiệm nước.
* T/c: "Pha màu". Cô chia trẻ thành 3 nhóm để pha màu theo yêu cầu của cô.
* Hoạt động 3: Kết thúc: Cô và cả lớp hát bài "Cho tôi đi làm mưa với".

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát thời tiết trong ngày.
- TCVĐ: Cáo và thỏ.     - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thiên nhiên. Biết rữa tay sạch sẽ và biết tiết kiệm nước.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô, tham gia vào trò chơi một cách hứng thú và đúng luật.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chỗ đứng quan sát hợp lý.
- Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân.
* Quan sát thời tiết trong ngày.
- Cô cho trẻ nối đuôi nhau đi ra sân, cho trẻ đứng xung quanh cô dưới bóng mát quan sát và đàm thoại: Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Bầu trời có màu gì? Có gió không? Vì sao cháu biết có gió?
+ Khi trời nắng nóng thì các cháu phải mặc quần áo như thế nào?
+ Khi ra đường phải làm gì?...
* TCVĐ: Cáo và thỏ: Cô nêu cách chơi và luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Qúa trình trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi an toàn và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi ngoan, an toàn.
- Chơi xong cho trẻ xếp hàng đi rữa tay, cô hỏi trẻ muốn tiết kiệm nước phải sử dụng như thế nào.
* Hoạt động góc: Góc nội trợ (Chính)


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi KPTN mới “Chai có đựng gì”.
                                    - Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu: - Trẻ chơi trò chơi hứng thú cùng cô, cùng bạn.
- Chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị: - 3 chai thủy tinh, 3 chậu đựng đầy nước.
- Đồ chơi ở các góc đầy đủ, phong phú.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi KPTN mới “Chai có đựng gì”.
- Cách chơi: + Cô đưa chai ra cho trẻ quan sát xem chai có đựng gì không?
+ Cô cho 1 trẻ lên đặt chai nằm ở đáy chậu. Sau đó cô yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét có hiện tượng gì xẩy ra? (Bong bóng đi lên từ miệng chai)
+ Cô đố các con biết những bong bóng đó là gì? (Không khí)
+ Vì sao lại có hiện tượng này? (Vì chai chứa không khí)
+ Khi nước tràn vào chai sẽ chiếm lấy chỗ và đẩy không khí ra thành bọt khí. (Bong bóng, không khí) đi lên.
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần.
* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ tự về góc chơi và lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 1550598785335120428

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item